+Aa-
    Zalo

    Trang Hạ: Hào Anh bạo hành cha mẹ vì có tiền nhưng nghèo trí tuệ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Hào Anh ngày nào bị bạo hành, nay chơi bời đổi xe liên tục hay đập phá tài sản để gây áp lực đuổi mẹ ruột và cha dượng ra khỏi nhà đang gây xôn xao

    (ĐSPL) –  Câu chuyện bé Hào Anh ngày nào bị bạo hành, nay chơi bời đổi xe liên tục hay đập phá tài sản để gây áp lực đuổi mẹ ruột và cha dượng ra khỏi nhà đang gây xôn xao dư luận.

    Trao đổi về nguyên nhân vì sao bé Hào Anh lại thay đổi như vậy, nhà văn Trang Hạ cho biết: “Vấn đề của bé Hào Anh là cả một quá trình dài. Nhưng mà xã hội chỉ luôn luôn nhìn thấy điểm cuối cùng của nó, là hai điểm khi em ấy bị ngược đãi và khi em ấy ngược đãi lại bố mẹ. Lần đầu xã hội nhìn thấy em ấy là nạn nhân, lần thứ hai khi xã hội nhìn thấy em ấy là người ngược đãi”.

    Nhà văn Trang Hạ: Vấn đề của Hào Anh là cả một quá trình dài

    Với trường hợp của bé Hào Anh, ai cũng biết rõ rằng em không được đi học, em không được hỗ trợ các kỹ năng sống (Ảnh: NVCC)

    Cũng theo nhà văn Trang Hạ, khi nói đến vấn đề của bé Hào Anh mọi người chỉ nhìn thấy kết quả. Họ lên án, trách móc, giúp đỡ và chỉ một điểm đó thôi, nhưng lại bỏ qua cả một quá trình. Cái quá trình trước đó là em bị ngược đãi, hàng xóm biết không lên tiếng, chính quyền không lên tiếng, mọi người không giúp đỡ…

    "Chúng ta bỏ tiền ra để yêu thương..."

    Chúng ta bỏ qua một quá trình không kiểm soát, xã hội không hề tác động, kể cả những người có chức năng. Ví dụ như sở giáo dục địa phương, UBND xã, hội phụ nữ, những người lớn gặp em ấy không hề tác động... Khi em ấy thành nạn nhân đưa ra tòa, chúng ta mới bỏ tiền ra để yêu thương, bỏ công sức ra để yêu thương. Sau đó là 5 năm sau, khi em ấy không còn bị ngược đãi, xã hội cũng chỉ nghĩ cho tiền là đủ. Người ta quên mất việc quan trọng là giáo dục và bỏ qua cả một quy trình.

    Với trường hợp của Hào Anh, ai cũng biết rõ rằng em không được đi học, em không được hỗ trợ các kỹ năng sống. Về mặt tâm lý sau khi bị ngược đãi em cũng bị sốc, bị tổn thương. Điều đó dẫn đến những méo mó về suy nghĩ, hạn chế về nhận thức và sự hiểu biết. Thêm vào đó em bị xã hội kỳ thị, kỳ thị em từng là nạn nhân, em có tiền,… Vụ của em Hào Anh thật đáng tiếc, đáng tiếc từ cách đây 10 năm. Bởi vì trong cả quá trình đấy, chúng ta không hề nhìn thấy sự xuất hiện của giáo dục.

    Một điều đáng nói, đó là xã hội chưa phát triển hệ xã hội dân sự, chưa có một hệ thống bao gồm các tổ chức, chuyên viên để hỗ trợ cho xã hội dân sự luôn vận hành một cách lành mạnh. Cho nên mọi thứ vận hành chỉ theo quán tính. Hệ thống cho tiền từ thiện, hệ thống cảnh báo lên tiếng khi em ấy là thủ phạm. Hệ thống luôn luôn chậm trễ bởi vì không có chuyên gia, tổ chức xã hội được phép lên tiếng nói, hoặc quan tâm tới cơ chế giáo dục, hỗ trợ con người. Rõ ràng việc phát triển con người, phát triển kỹ năng sống chưa tốt.

    Với trường hợp của Hào Anh chưa có hệ thống giáo dục trong đó. Đặc biệt việc Hào Anh nhận được nhiều tiền hỗ trợ, em bỗng dưng thành người có tiền. Tuy nhiên, em vẫn cư xử như một người nghèo, nghèo về trí tuệ, nghèo về cách cư xử,… Đồng tiến khiến em trở thành người cư xử không đúng mực như đập phá đồ đạc, gây áp lực đuổi mẹ và cha dượng ra đường, lêu lổng chơi bời,... Bây giờ chúng ta không quy lỗi ở ai, lỗi nằm ở chúng ta chứ không phải ở bé Hào Anh.

    Tuy nhiên câu chuyện của Hào Anh cũng đã khiến cả xã hội giật mình bừng tỉnh, đây cũng là thời điểm mọi người cùng nhìn lại những gì chúng ta đã dành cho xã hội này như tâm sức, thiện nguyện. Nó đề cao tính giáo dục, tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống. Em ấy thiếu giáo dục kỹ năng sống. Việc em ấy từ kẻ bị bạo hành trở thành kẻ đi bạo hành sẽ là điều khiến mọi người trong xã hội phải suy nghĩ?

    Sau câu chuyện của Hào Anh hi vọng, sẽ có nhiều người, dành tiền của mình để duy trì một hệ thống làm cho xã hội phát triển lành mạnh hơn, bao gồm hệ thống chuyên gia, một số hệ thống mà phát triển kỹ năng con người. Hãy dành tâm sức và tiền bạc của mình để hỗ trợ một cách khác thông minh, tinh tế hơn giúp xã hội phát triển.

    Với Hào Anh, có lẽ lúc này điều cần nhất là được tư vấn về kỹ năng, tư vấn cách chọn nghề nghiệp, ứng xử, đường đời, học vấn… Hay với số tiền đó, hãy dạy em ấy nên đầu tư học hành hay kiếm nghề nghiệp gì nuôi sống bản thân? Còn về bà mẹ, theo nhà văn Trang Hạ, bà ấy đang tư duy theo kiểu giữ tiền giùm con.

    "Qua câu chuyện của Hào Anh, Trang Hạ thấy giáo dục không xuất hiện trong cuộc đời Hào Anh, cả trước khi em bị bạo hành và sau đó. Em ấy là người có quyền nhận được những điều gì tốt đẹp hơn. Hi vọng, sau câu chuyện này Hào Anh sẽ thay đổi nhìn lại bản thân, và cách ứng xử của em ấy. Cả những người dành sự quan tâm cho Hào Anh họ sẽ đến và nhắc nhở em ấy".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trang-ha-hao-anh-bao-hanh-cha-me-vi-co-tien-nhung-ngheo-tri-tue-a49340.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan