+Aa-
    Zalo

    “Trạm sạc toàn dân”: Cú đại nhảy vọt cho công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam

    • Thu HàDSPL

    (ĐS&PL) - Mô hình trạm sạc nhượng quyền của V-GREEN mở ra hướng kinh doanh mới đầy hấp dẫn, là yếu tố cộng hưởng giúp công cuộc chuyển đổi xanh có bước đại nhảy vọt.

    Cơ hội “hốt bạc” từ mô hình chưa từng có tiền lệ

    Ngay khi V-GREEN công bố triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam, cộng đồng xe điện khắp cả nước đã được một phen “dậy sóng”.

    Theo đó, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có thể tham gia vào việc phát triển và kinh doanh hệ thống trạm sạc xe điện VinFast. Yêu cầu duy nhất là góp mặt bằng và đầu tư trang thiết bị.

    Sự ưu việt và hấp dẫn của mô hình đột phá này nằm ở chỗ, V-GREEN sẽ chia sẻ doanh thu ở mức cố định 750 đồng/1 kWh điện sạc cho các đối tác, trong vòng tối thiểu 10 năm. Công ty cũng hỗ trợ toàn bộ công nghệ quản lý vận hành, quản lý thu chi, bảo trì bảo dưỡng, marketing thu hút khách hàng đến trạm sạc trong suốt thời gian hợp tác. Đặc biệt, các chủ trạm sạc có thể yên tâm hợp tác trong thời gian dài khi V-GREEN cam kết đền bù nếu công ty dừng kinh doanh trước hạn cam kết 10 năm.

     “Trạm sạc toàn dân”: Cú đại nhảy vọt cho công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam - 1

     

    Hệ thống trạm sạc được xem như mạch máu của thị trường xe điện. Việc V-GREEN triển khai mô hình chưa từng có tiền lệ - “trạm sạc toàn dân”, theo reviewer Đình Nam, là lời giải bền vững cho bài toán trạm sạc của VinFast, cũng là một bước đi chiến lược để hãng xe Việt tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường với lượng trạm sạc khổng lồ.

    Ngoài ra, theo anh, mô hình này mở ra cơ hội kinh doanh mới đầy tiềm năng cho tất cả những ai đang sở hữu mặt bằng trên toàn quốc.

    Anh tính toán, nếu một chiếc VF 8 vào sạc đầy, người sở hữu mặt bằng sẽ “bỏ túi” khoảng 60.000 - 65.000 đồng. Tuỳ theo diện tích và hạ tầng, người kinh doanh có thể đặt vài trụ, thậm chí hàng chục trụ sạc. Doanh thu từ đó nhân lên và chủ sở hữu cứ thế “hốt bạc”. Hơn nữa, anh còn nhắc tới khả năng tăng doanh thu từ các dịch vụ gia tăng cho các chủ xe điện.

    “Lợi nhất thì phải kể đến mô hình trạm sạc xe tích hợp trạm dừng nghỉ cho tài xế. Sạc xe từ 15 phút trở lên, nửa tiếng hay 1 tiếng là bình thường. Trong lúc chờ thì hành khách sẽ rất cần một nơi để nghỉ ngơi, ăn uống, làm ly café hay cho trẻ em vui chơi… Chủ mặt bằng mà làm thêm mảng kinh doanh này thì mới gọi là ‘kiếm đậm’”, anh Nam phân tích.

    Chuyên gia ô tô Lê Tùng Anh cũng đầy lạc quan về triển vọng doanh thu khi người dân, doanh nghiệp gia nhập “mạng lưới xanh” của V-GREEN, nhất là khi lượng xe điện VinFast lưu thông trên đường dự kiến sẽ đạt 300.000 ô tô và 1 triệu xe máy điện vào năm 2025.

    Cú đại nhảy vọt cho công cuộc chuyển đổi xanh

    Trên thực tế, hưởng lợi từ bước đi chiến lược này của V-GREEN còn có chính lượng người dùng xe điện VinFast hiện hữu và cả người dùng tiềm năng đang tăng nhanh tại Việt Nam. Bên cạnh quy hoạch 150.000 cổng sạc trên toàn quốc, chính sách của V-GREEN sẽ làm lộ diện vô số các mặt bằng tiềm năng, giúp tạo nên một thế trận “trạm sạc toàn dân” rộng khắp và càng tiếp thêm niềm tin và động lực để khách hàng tự tin chuyển đổi sang sử dụng xe điện.

     “Trạm sạc toàn dân”: Cú đại nhảy vọt cho công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam - 2

     

    Giới quan sát nhận định, mô hình trạm sạc nhượng quyền sẽ cộng hưởng cùng sức lan tỏa của chương trình “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” với hàng loạt chính sách ưu đãi mạnh tay, tối ưu quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng xe điện.

    Trong đó, có thể kể đến chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ (từ 20/8 - 30/11/2024) của VinFast cho các dòng xe VF 6, VF 7, VF 8, VF 9; chính sách miễn phí sạc điện 1-2 năm tại trạm sạc V-GREEN (tùy dòng xe); chính sách miễn phí gửi, ưu tiên chỗ đỗ và hỗ trợ tiền lắp đặt trụ sạc cho cư dân của Vinhomes… Mới đây nhất, VinFast càng nhân thêm sự an tâm cho người dùng xe xanh khi cam kết cung cấp phụ tùng hậu mãi trong vòng 24 giờ.

    Theo các chuyên gia, hàng loạt những chính sách “bom tấn” đã cho thấy quyết tâm mãnh liệt của Vingroup và các công ty thành viên, công ty đối tác trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông tại Việt Nam. Cùng với mô hình “trạm sạc toàn dân”, công cuộc chuyển đổi xanh tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có bước đại nhảy vọt.

    TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đánh giá, những cam kết và hành động đó cho thấy Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng không chỉ tuyên bố hay phát động chung chung, mà đã dùng chính nguồn lực tài chính của mình để hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông, tạo ra môi trường xanh cho xã hội. Việc làm này rất ý nghĩa, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đầu tàu của nền kinh tế.

    “Hiếm có doanh nghiệp nào làm được như cách Vingroup đang làm, đó là nhìn thẳng vào vấn đề chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh trong giao thông, giúp cho mục tiêu Net Zero của Chính phủ trở nên hiện thực hơn. Sự tiên phong, dẫn dắt của Vingroup vừa có ý nghĩa thức tỉnh, vừa truyền cảm hứng để cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay kiến tạo thế giới xanh trong tương lai”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

    Link bài gốc Lấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tram-sac-toan-dan-cu-ai-nhay-vot-cho-cong-cuoc-chuyen-oi-xanh-tai-viet-nam-a463528.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.