+Aa-
    Zalo

    Trải nghiệm những công nghệ bước ra từ thế giới siêu tưởng (phần 2)

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)-Như đã giới thiệu ở phần trước. Khoa học công nghệ đang dần xóa bỏ khoảng cách giữa siêu tưởng và hiện thực. Mời các bạn cùng trải nghiệm tiếp những công nghệ mới.

    (ĐSPL)-Như đã giới thiệu ở phần trước. Khoa học công nghệ đang dần xóa bỏ khoảng cách giữa siêu tưởng và hiện thực. Mời các bạn cùng trải nghiệm tiếp những công nghệ bước ra từ thế giới siêu tưởng.

    Động cơ phản lực cá nhân
    Từ bộ phim "James Bond: quả cầu lửa"



    Cỗ máy này từ lâu đã không còn là trí tưởng tượng của các nhà làm phim. Động cơ phản lực cá nhân hiện đại “Martin Jetpac” có thể nâng con người lên độ cao hai mét và tốc độ lên tới 100 km / h.


     Tuy nhiên tại thời điểm này không phải ai cũng có khả năng sở hữu món đồ chơi này, bởi vì giá của nó lên tới 117 000 USD.

    Đồng hồ với tia laser
    Từ bộ phim "James Bond: Never Say Never"



    Vào mùa thu năm 2014 các kỹ sư người Đức đã trình bày phiên bản ngoài đời chiếc đồng hồ của James Bond trong bộ phim "James Bond: Never Say Never". Trong phim chiếc đồng hồ đeo tay nhỏ bé này có thể phát ra một laser để cắt một tấm kim loại dày.



    Trong thực tế, các nhà khoa học cũng đã tạo ra một chiếc đồng hồ có khả năng phát tia lazer, nhưng tạm thời nó chỉ có thể cắt băng, và các tấm nhựa mỏng.

    Robot côn trùng
    Từ bộ phim "Batteries not included"


     

    Rô bốt mang hình dáng con người từ lâu đã không còn là một cái gì đó quá tuyệt vời. Nhưng rô bốt biết bay bay nhỏ trong hình dáng của một loài côn trùng có thể chụp ảnh, ghi âm, và thậm chí kín đáo thu thập DNA - là một phát minh hoàn toàn mang tính điện ảnh, điều mà gần đây đã trở thành một thực tế đáng sợ. Các kỹ sư từ Harvard đặt cùng lúc một loài côn trùng có cánh và một nguyên mẫu của loại rô bốt côn trùng này cùng các vật cản trên đường bay, và kết quả nhận được thật đáng ngạc nhiên. Bên ngoài, gần như không thể phân biệt đươc đâu là những con ruồi thật, đâu là những con rô bốt tí hon này. Đây dường như là một phương thức mới cho hoạt động gián điệp trong tương lai.

      Rô bốt Android
    Từ phim "Trí tuệ nhân tạo", "Blade Runner" và nhiều phim khác.


     Rô bốt Android - một nhân vật phổ biến của nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng. Trong những năm qua, các kỹ sư đã cố gắng để tạo ra các phiên bản cơ học của con người, và chỉ trong năm 2009, Công ty Mỹ Boston Dynamics đã cho ra mắt rô bốt android gần giống con người nhất – Petman. Nó có thể di chuyển, nhảy, gập người giống như một con người thực sự, và làn da của nó thậm chí còn có thể đổ mồ hôi.
     
     Cánh tay rôbốt
     Từ bộ phim "Terminator"



     Lấy cảm hứng từ cánh tay giả của Luke Skywalker trong bộ phim "Star Wars”. Các kỹ sư của cơ quan Quốc phòng Mỹ đã thiết kế một cánh tay rôbốt, được điều khiển bởi bộ não con người. Ngoài ra, tất cả các ngón tay cơ khí có những cảm biến có khả năng truyền đến chủ sở hữu của tất cả mọi cảm giác: từ đau đớn cho đến nóng lạnh.
     
     Tia trọng lực
     Từ loạt phim truyền hình "Star Trek"


     Trong bộ phim truyền hình Mỹ "Star Trek" đã giới thiệu với khán giả một tia sáng tuyệt vời để chụp các đối tượng và di chuyển chúng xung quanh trong không gian ở bất kỳ khoảng cách nào. Các nhà khoa học đến từ Scotland và Cộng hòa Séc cũng đã tạo ra một tia sáng như vậy với sự trợ giúp của một tia laser và một máy tính điều khiển.



    Hiện tại, chùm tia này chỉ có thể nắm bắt các vật thể với kích thước nguyên tử. Tuy nhiên các nhà khoa học hy vọng sẽ cải thiện phát minh này để có thể di chuyển toàn bộ các vệ tinh và các vật thể khác trong không gian.


    Quốc Việt (theo miridei)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trai-nghiem-nhung-cong-nghe-buoc-ra-tu-the-gioi-sieu-tuong-phan-2-a110896.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.