+Aa-
    Zalo

    Trải nghiệm “lò thi” chứng chỉ thẩm mỹ (kỳ 2): “Tay mơ” được nhận chứng chỉ

    (ĐS&PL) - Sau buổi sát hạch chóng vánh kèm theo 7 ngày chờ đợi, học viên đã có chứng chỉ cộp dấu đỏ của trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội cho dù không bất cất cứ kỹ năng hay kiến thức nào liên quan đến tầm bằng cầm trên tay.

    Chứng chỉ “hàng thật”

    Đúng như lời hẹn, sau một tuần PV Đời sống & Pháp luật nhận được giấy chứng nhận đã tham gia chương trình bồi dưỡng Y tế cộng cộng: Phương pháp phòng chống lây nhiễm qua đường máu có dấu đỏ do Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội cấp. Liên hệ với các học viên khác cùng buổi thi ngày 12/9, những người này co biết đã được các chứng chỉ sơ cấp về phun thêu thẩm mỹ, chăm sóc da… dù trên thực tế buổi thi hôm có mặt của PV hầu như ai cũng là “tay mơ”.

    444455
    Phòng thi nhốn nháo với nhiều lĩnh vực khác nhau

    Lân la hỏi thêm về các chứng chỉ xâm lấn khác, bà Lê Thị Hợp nhiệt tình tư vấn khi giới thiệu Trường Trung cấp Công nghệ và Du lịch Hà Nội ngoài chứng nhận an toàn y tế, PV có thể thi lấy chứng chỉ chăm sóc da, phun thêu thẩm mỹ, nối mí…

    “Nếu em muốn mở spa to em cần có chứng chỉ filler với giá chỉ 2,3 triệu đồng”, bà Hợp báo giá.

    Mặc dù tư vấn rất nhiệt tình về quy trình đăng ký các chứng chỉ, tuy nhiên người tư vấn này không hỏi bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc người cần đã có tay nghề hay không mà chỉ cần điều kiện duy nhất nộp hồ sơ và đóng tiền đầy đủ.

    Trước lời mời nhiệt tình của bà Hợp, PV lấy lý do tiếp tục suy nghĩ về các mảng kinh doanh của spa nên chưa quyết định được loại chứng chỉ. Đồng thời hẹn sau khi quyết định được sẽ liên hệ lại để nộp tiền để có chứng chỉ yêu cầu theo quy định.

    Được biết, ngành làm đẹp bao gồm móng, chăm sóc da, tóc, trang điểm, phun thêu thẩm mỹ… được đánh giá là các phương pháp làm đẹp khá đơn giản và dễ dàng. Vì vậy mà nhiều người thường chỉ quan tâm tới vấn đề kỹ thuật và kết quả làm đẹp mà quên đi sự an toàn và phòng chống sự lây nhiễm các bệnh trong quá trình làm đẹp.

    Trên thực tế lại có rất nhiều nguy cơ đáng lo ngại mà khách hàng hoặc chính chuyên viên làm đẹp có thể gặp phải trong quá trình thực hiện thủ thuật thẩm mỹ. Đó chính là nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng, biến chứng, nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội, các bệnh lây qua đường máu hay nguy cơ gặp phải tình trạng sốc phản vệ khi ủ tê cho khách hàng,…

    Theo quy định, người có nhu cầu mở spa, thẩm mỹ viện bắt buộc phải có những loại chứng chỉ cần thiết, trong đó có chứng chỉ An toàn Y tế. Để được cấp loại chứng chỉ này, người có nhu cầu phải đăng ký khóa học đào tạo ít nhất 3 tháng.

    Trong khóa học, học viên được trang bị về kiến thức các bệnh truyền nhiễm và lây nhiễm, các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn trong thẩm mỹ, cung cấp và trang bị cho học viên các biện pháp phòng chống lây nhiễm qua đường máu, dịch sinh học. Ngoài ra, khóa bồi dưỡng sẽ hướng dẫn thêm cho học viên thực hành sơ cấp cứu và ứng xử nguy cơ lây nhiễm qua đường máu và dịch tiết.

    Việc được trực tiếp học, đào tạo phòng chống lây nhiễm chéo là giúp cho chính bản thân người hành nghề thẩm mỹ và khách hàng là yếu tố rất quan trọng trong hành nghề phun xăm thẩm mỹ. Tuy nhiên việc cấp chứng chỉ dễ dàng như trong thực tế đang diễn ra đặt ra câu hỏi về an toàn và trách nhiệm của cơ quan chức năng.

    Sức khỏe khách hàng đang bị đe dọa

    Trao đổi với PV Đời sống & Pháp luật, Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ ngày càng gia tăng, từ đó làm xuất hiện rất nhiều tiệm spa, thẩm mỹ, làm đẹp, ... hoạt động.

    Tuy nhiên, không phải cơ sở nảo cũng đầy đủ uy tín, đem đến dịch vụ chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo an toàn cho khách hàng. Có nhiều cơ sở hoạt động lại sử dụng nhân viên có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ an toàn y tế nhưng khi được hỏi lại không có chuyên môn, chưa qua đào tạo tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.

    “Nó có thể gây ảnh hướng lớn tới ngoại hình, sức khỏe và cả tính mạng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở này”, luật sư Bình nhấn mạnh.

    Luật sư Bình phân tích, theo khoản 3 điều 22 Nghị định só 88/2022/NĐ-CP năm 2022 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, về vi phạm quy định về quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp,

    Nếu tổ chức có hành vi gian lận trong cấp văn bằng chứng chỉ; cấp văn bằng chứng chỉ cho người học không đúng mẫu quy định hoặc không đúng thẩm quyền thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời, tổ chức còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ đã cấp và cấp lại văn bằng, chứng chỉ cho người học.

    021120220706 img7297ok
    Luật sư Diệp Năng Bình.

    Nếu là cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 so với tổ chức vi phạm.

    Còn đối với người sử dụng văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đén 20.000.000 đồng theo khoản 1 điều 23 của Nghị đình này quy định về vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, người vi phạm còn buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi văn bằng, chứng chỉ.

    Trong lĩnh vực y tế, theo khoản 2 điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam, người xin cấp chứng chỉ hành nghề cần có văn bản xác nhận quá trình thực hành.

    Theo điểm c khoản 4 điều 38 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP năm 2020 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, về vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thì nếu cá nhân nào cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng nội dung; không đúng sự thật; không phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đăng ký hành nghề có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 2 lần cá nhân vi phạm.

    Nhóm PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trai-nghiem-lo-thi-chung-chi-tham-my-ky-2-tay-mo-duoc-nhan-chung-chi-a593127.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    “Tiền mất tật mang” với dịch vụ bao đậu, bao đỗ chứng chỉ tiếng Anh Vstep - Aptis

    “Tiền mất tật mang” với dịch vụ bao đậu, bao đỗ chứng chỉ tiếng Anh Vstep - Aptis

    Nhu cầu học ôn thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Vstep cấp tốc, cam kết đầu ra là nhu cầu chính đáng, đặc biệt với những học viên cần hoàn thiện hồ sơ công chức, học thạc sĩ tiến sĩ,... Tuy nhiên đây chính là kẽ hở khiến kẻ gian lợi dụng để lừa đảo bán các gói dịch vụ bao đậu, bao đỗ chống trượt, chứng chỉ giả lên tới hàng chục triệu đồng.