+Aa-
    Zalo

    Trải lòng gái bán dâm có “H”: "Tôi sa ngã vì muốn trả thù đời"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Khi phát hiện ra mình bị lây nhiễm HIV từ chồng, T. gửi lại đứa con 16 tháng tuổi ở quê để dấn thân vào con đường sa ngã với mục đích trả thù đời. Có ngày, cô tiếp cả chục lượt khách.

    (ĐSPL) – Khi phát hiện ra mình bị lây nhiễm HIV từ chồng, T. gửi lại đứa con 16 tháng tuổi cho bố mẹ ở quê để dấn thân vào con đường sa ngã với mục đích trả thù đời. Có ngày, cô tiếp cả chục lượt khách.

    Trải lòng của gái bán dâm có “H”: Tôi sa ngã vì muốn trả thù đời

    Một bức ảnh dự cuộc thi “Khát vọng yêu thương” – Góc nhìn nhân văn về cuộc sống của những người phụ nữ bán dâm" do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA).

    Mại dâm từ xưa đến nay luôn là một công việc bị cả xã hội kỳ thị, lên án. Và những người phụ nữ bán dâm luôn phải sống trong những góc khuất của xã hội, họ không dám bước ra ánh sáng, bởi họ sợ những lời đồn đại, dè bỉu, chê bai, họ sợ những ánh mắt khinh bỉ của người đời.

    Trong một cuộc hội thảo trao giải cho cuộc thi Khát vọng yêu thương – một cuộc thi dành sự cảm thông, chia sẻ cho những người phụ nữ làm nghề bán dâm, có những cô gái – là những nhân vật chính trong các câu chuyện, những bức ảnh tham gia dự thi ngồi khép nép trong khán phòng. Họ giờ đây đã từ bỏ con đường bán dâm để hoàn lương, thế nhưng dường như họ vẫn chưa đủ tự tin để bước ra đối diện với cuộc sống hiện tại.

    Chúng tôi để ý có một cô gái với thân hình nhỏ bé, gương mặt trái xoan cùng nước da trắng hồng ngồi nép tận dưới cuối khán phòng.

    Tiếp xúc với chúng tôi, cô tỏ ra khá rụt rè, thận trọng. Qua rất nhiều những lời động viên, cô gái mới dám mở lòng tâm sự về những chuỗi ngày chìm đắm trong con đường đầy tội lỗi.

    Cô gái đó tên N.T.T (29 tuổi, quê ở Bắc Giang). Mở đầu câu chuyện trong dòng tâm sự của mình, T nghẹn ngào: “Khi còn là con gái, mơ ước lớn nhất của tôi chỉ là được cắp sách đến trường, bước chân vào giảng đường đại học, sau đó ra trường và làm những công việc giúp ích cho gia đình, xã hội. Thế nhưng, giấc mơ ấy đã vụt tắt khi bố tôi qua đời, gia đình lâm vào cảnh túng thiếu, lúc ấy tôi mới lên lớp 10 nhưng mọi hy vọng trong tôi đều đã tan biến hết.

    T kể, học hết cấp 3, cô bị ép lấy chồng. Nhưng trớ trêu thay, cô không phải bị gia đình ép cưới, mà bị chính người chồng của mình ép, bởi đó là một người có tiếng trong giới xã hội đen, nếu không lấy anh ta, cô cũng sẽ không có bất cứ cơ hội nào trong cuộc sống, vì vậy mà cô đã quyết “nhắm mắt đưa chân”.

    “Ngay từ khi quen và thích tôi, anh ta đã tìm cách trói chặt chân tôi, không cho tôi giao lưu, tiếp xúc với bạn bè, không cho ai tiếp xúc với tôi, tôi học ở đâu cũng bị anh ta phá, tôi tìm cách bỏ trốn cũng không trốn được… Anh ta tìm mọi cách ép tôi phải cưới anh ta.

    Sau khi nhắm mắt lấy chồng, tôi sống với người chồng ấy một năm thì anh ta qua đời vị bệnh tật. Trong suốt một năm ấy, cuộc sống hôn nhân của tôi không có một phút giây nào hạnh phúc bởi thường xuyên bị ghen tuông, đánh đập” – T rơi nước mắt nhớ lại khoảng thời gian đau buồn khi bị ép lấy chồng.

    Theo lời kể của T, sau khi cưới, cô bị chồng “giam lỏng” ở nhà, không cho ra ngoài tiếp xúc với mọi người bên ngoài, đến về nhà mẹ đẻ tôi cũng phải nhận được sự cho phép của chồng, nếu không hôm ấy về cô sẽ bị anh ta đánh đập, hoặc cả mâm cơm sẽ bị đổ ra ngoài sân. Nói chung, cô bị bạo hành về cả thể xác và tinh thần.

    Năm 2008, sau khi chồng qua đời cũng là lúc T suy sụp vì biết tin mình bị nhiễm HIV từ anh ta. Lúc ấy, cô cho biết thực sự hận người chồng, bởi anh ta biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn ép cô phải lấy anh ta.

    “Khi đó, con gái tôi mới được 16 tháng tuổi, và điều tôi băn khoăn nhất là liệu con gái tôi có bị hiễm HIV hay không. Nhưng thật may mắn, khi cháu được 22 tháng tuổi, tôi cho cháu đi xét nghiệm thì kết quả là âm tính với HIV.

    Thế rồi từ đó, tôi để con lại cho ông bà ngoại và bắt đầu dấn thân vào con đường mà nhiều người cho là nhơ nhớp. Trong đầu tôi khi ấy tràn ngập những ý nghĩ về sự trả thù những người đàn ông đã khiến cho cuộc sống của tôi ra nông nỗi này” – T cay đắng nghĩ về con đường đã khiến cô sa ngã.

    Tuy nhiên, T cho biết, trong thời gian đầu cô chỉ làm trong quán tẩm quất chứ không trực tiếp tiếp khách.

    Sau khi làm ở quán tẩm quất khoảng 1 năm, T có quan biết với một số người làm trong nghề. Qua mai mối, giới thiệu, T bắt đầu tiếp khách và quan hệ tình dục với khách.

    T kể lại, người khách đầu tiên mà cô tiếp là bạn của chủ quán, người này không biết cô bị nhiễm HIV nên quan hệ tình dục mà không hề dùng bao cao su. Lúc ấy cô cũng không nghĩ gì cả, nhưng sau đó, khi “cặp kè” với người này một thời gian, cô mới ý thức sâu sắc được điều sai trái mà mình đã gây ra, và lúc ấy cũng đã quá muộn rồi, bởi người này cũng bị tai nạn và qua đời sau thời gian quen biết cô không lâu.

    Cũng chính thời gian ấy, T bắt đầu chìm sâu vào con đường sa ngã và không tìm ra lối thoát.

    “Một ngày, nhiều nhất có khi tôi tiếp đến cả chục lượt khách, kiếm về 3-4 triệu đồng, nhưng tôi không hề nghĩ gì đến con hay bố mẹ ở quê, tôi cũng không hề gửi về một đồng nào mà dốc hết tiền vào các cuộc ăn chơi trác táng, lên vũ trường, dùng thuốc lắc… Tiền hôm nay kiếm được bao nhiêu thì tôi tiêu bằng hết, và hôm sau lại đi kiếm tiếp” – T tâm sự.

    Cuộc sống với những vết trượt dài có lẽ cứ kéo dài như thế nếu không có người đàn ông yêu thương và hiểu cô, kéo cô ra khỏi con đường tội lỗi.

    T nói rằng, kể từ khi quen người đàn ông này, cô hiểu ra được ý nghĩa cuộc sống, hiểu được những lỗi lầm mình đã từng gây ra, và cũng nhờ có anh, cô thoát ra khỏi kiếp gái bán dâm vốn mang bao nhục nhã, ê chề.

    Sau đó, cô bắt đầu cuộc sống mới bằng việc tham gia vào các tổ chức tuyên truyền về HIV/AIDS, từ đây, cứ như vậy, T dần quên đi quá khứ đau khổ, và cũng không hề có manh nha suy nghĩ sẽ tiếp tục quay trở lại con đường cũ.

    Thế nhưng, có những lúc nghĩ lại, T cho biết cô vẫn thấy ân hận, day dứt, tủi nhục và ê chề khi đã trót lỡ gieo mầm bệnh cho nhiều người.

    “Có lẽ, giờ đây tôi cũng đang phải trả giá cho những lỗi lầm trong suốt những năm qua của mình, khi bây giờ có bệnh tật mà không dám nói, có những khi ốm yếu cũng không thể san sẻ cùng với ai” – T khóc nghẹn ngào.

    Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng, T vẫn vui, vì giờ đây cô đã tìm được hướng đi của riêng mình. Cô đã tự kiếm tiền bằng năng lực của mình để gửi về nuôi con, và dù mang trong mình căn bệnh thế kỷ, nhưng cô vẫn luôn lạc quan vào cuộc sống.

    Chia sẻ với chúng tôi, T khẳng định một cách đầy quyết tâm: “Quãng thời gian qua tôi đã có nhiều lỗi lầm, và giờ có lẽ là khoảng thời gian để tôi trả giá, bù đắp cho những lỗi lầm ấy. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu thời gian có quay trở lại, tôi cũng sẽ không bao giờ dấn thân vào con đường đầy tội lỗi ấy nữa”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/trai-long-gai-ban-dam-co-h-toi-sa-nga-vi-muon-tra-thu-doi-a50012.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan