(ĐSPL) - 16 thanh niên trai tráng trong làng mình trần, đóng khố, tranh nhau cuớp cầu duới bùn nhão nhoét trong lễ hội vật cầu bùn đuợc tổ chức tại di tích lịch sử đền Chùa Vân.
Lễ hội vật cầu bùn là nét văn hóa đặc trưng để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của nguời dân làng Vân diễn ra vào tháng 4 âm lịch hàng năm, tại làng Vân, xã Vân Hà (Việt Yên, Bắc Giang).
Theo các cụ cao tuổi ở làng cho biết, trước kia đây là vùng đất trũng hay bị lụt lội cho nên những năm sau này, để tránh lụt lội, hội vật cầu bùn được tổ chức tại đền Chùa Vân. Quả cầu ở đây tượng trưng cho mặt trời. Nó được mang, được vác, được tung từ Đông sang Tây theo hướng mặt trời mọc và lặn. Cướp được cầu cũng có nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh nắng cho lúa khoai.
Ông Diêm Công Kỳ, Truởng ban khánh tiết đền chùa Vân cho biết: Hội thi được tổ chức trong ba ngày ( 12 – 14 âm lịch). Ngày 12/4 đánh hai cầu (một lần đẩy cầu xuống hố được coi là một cầu), ngày 13/4 đánh ba cầu, ngày 14/4 đánh bốn cầu. Nơi thi đấu là sân hành lễ trước cửa đền rộng hơn 200m2, được đổ đầy bùn lỏng.
Một số hình ảnh trong lễ hội vật cầu bùn tại đền Chùa Vân:
Khấn lễ cầu mưa thuận gió hòa.
|