+Aa-
    Zalo

    TPP: Người Việt sắp tha hồ mua ô tô ngoại giá rẻ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Có thể nói, đến 2029, thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn với tất cả các trung tâm hàng đầu về công nghiệp ô tô thế giới.

    (ĐSPL) - Có thể nói, đến 2029, thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn với tất cả các trung tâm hàng đầu về công nghiệp ô tô thế giới.

    Ôtô Nhật - Mỹ tha hồ chọn

    Tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam cam kết mở cửa thị trường ô tô cho các quốc gia thành viên. Theo lộ trình, sau 13 năm, tất cả ô tô nhập khẩu từ khối TPP sẽ được hưởng mức thuế 0\%.

    Thông tin trên Vietnamnet, theo Bộ Công thương Việt Nam chỉ cho biết, tham gia Hiệp định TPP, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường ôtô với xe từ 3.0L trở lên, theo lộ trình về 0\% sau 10 năm, nhưng không đề cập đến các dòng xe có dung tích xi lanh dưới 3.0L.

    Tuy nhiên, theo các nguồn tin nước ngoài, Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu các dòng xe động cơ xăng dưới 3.0L và các loại xe động cơ diesel khác về mức 0\% sau 13 năm.

    Như vậy, vào thời điểm 2029, hầu hết xe ô tô dưới 10 chỗ nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực TPP sẽ có thuế suất 0\%.

    Đầu tháng 8/2015, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) kết thúc đàm phá Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). Trong đó, thuế thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ EU về Việt Nam sẽ giảm còn 0\% sau 10 năm. Riêng ô tô có động cơ xăng trên 3.0 L và động cơ Diesel trên 2.5 L sẽ về mức 0\% sau 9 năm.

    Ngoài ra, các Hiệp định thương mại tự do khác với Hàn Quốc, với Liên minh kinh tế Á Âu (gồm Nga, Bêlarút, Cadắcxtan...), Việt Nam cũng có cam kết mở cửa thị trường ôtô ở mức độ cao.

    Như vậy, thời thời gian tới có 3 thời điểm quan trọng về mở cửa thị trường ô tô Việt Nam, đó là với các nước Asean vào năm 2018, với EU, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á Âu vào năm 2026 và với TPP vào năm 2029.

    Có thể nói, đến 2029, thị trường ô tô Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn với tất cả các trung tâm hàng đầu về công nghiệp ô tô thế giới.

    Theo các cam kết thì suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc sẽ giảm dần theo lộ trình từng năm cho tới năm cuối sẽ về 0\%. Như vậy, từ 2016 đến 2029 thuế suất thuế nhập khẩu với nhiều mẫu xe ô tô sẽ giảm dần và xe nhập sẽ rẻ hơn.

    TPP được cho là “cú hích” cho nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả ngành công nghiệp ô tô nếu biết tận dụng cơ hội.

    Doanh nghiệp xe nội mơ vượt Thái, Indonesia

    Tin tức trên Dân trí, một trong số những rào cản chính trong đàm phán TPP liên quan tới 4 nước sản xuất ô tô lớn nhất trong khối bao gồm: Nhật Bản, Mỹ, Canada và Mexico. Theo thông tin mới nhất trên Japan Times, hiện tại, 4 nước này đã đạt được thỏa thuận về ô tô, trong đó ô tô được miễn thuế nhập khẩu sẽ phải có ít nhất 45\% linh kiện sản xuất nội khối TPP.

    Theo nguồn tin này, 4 nước cũng đồng ý với một đề xuất của Nhật Bản rằng họ sẽ coi một chiếc xe là sản xuất nội khối nếu các thành phần chính được làm tại một trong 12 nước TPP. Còn các linh kiện nhỏ vẫn có thể được lấy từ bên ngoài.

    Với những thoả thuận đạt được, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, sẽ có thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trở thành “địa bàn” cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất ô tô của các nước trong khối. Hiện tại như Nhật Bản đang sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất tại Thái Lan, một nước không phải thành viên tham gia TPP. Do đó, nhiều dự báo cho rằng, sẽ có sự thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản khi TPP chính thức có hiệu lực.

    Hiện nay tổng năng lực sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam vào khoảng 460.000 xe/năm, phần lớn mới dừng ở lắp ráp giản đơn, trong đó xe con tỉ lệ nội địa hóa của Thaco đạt 15-18\%; Toyota Việt Nam đạt 37\% (riêng cho dòng xe Innova). Với xe tải nhẹ, tỉ lệ nội địa hóa của Thaco đạt 33\%, Vinaxuki đạt 50\%.

    Theo Chủ tịch VAMA, ông Yoshihisa Maruta lý giải, ngành ô tô chưa đạt được tỉ lệ nội địa hóa cao nguyên nhân chính là do sản lượng còn thấp. Theo đại diện VAMA, doanh nghiệp Việt cần tăng sản lượng mỗi mẫu xe, cắt giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

    "Với dung lượng bao nhiêu thì thị trường mới bứt phá được? Câu trả lời là còn phải tùy vào từng mẫu xe. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều tiềm năng, dự báo giai đoạn năm 2021 - 2022 sẽ diễn ra quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, đi cùng với đó là sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô”, ông nói.

    Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) cũng từng cho rằng, để các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam trụ vững, về lâu dài, chính bản thân các doanh nghiệp trong nước phải biết liên kết với nhau mới có thể xây dựng một ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tpp-nguoi-viet-sap-tha-ho-mua-o-to-ngoai-gia-re-a114155.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.