+Aa-
    Zalo

    TP.HCM: Hàng trăm dự án bị “đứng hình” do xung đột trong các văn bản luật

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các dự án này bị đóng băng do phải thực hiện thủ tục “Quyết định chủ trương đầu tư” nhưng sau đó, lại bị ách tắc các thủ tục hành chính.

    Các dự án này bị đóng băng do phải thực hiện thủ tục “Quyết định chủ trương đầu tư” nhưng sau đó, lại bị ách tắc các thủ tục hành chính.

    Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, kể từ ngày 10/12/2015 (ngày có hiệu lực của Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở 2014) đến cuối năm 2018, tại TP.HCM có 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp phải chuyển mục đích sử dụng đất, bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng.

    Các dự án này bị đóng băng do phải thực hiện thủ tục “Quyết định chủ trương đầu tư” nhưng sau đó, lại bị ách tắc các thủ tục hành chính.

    Nếu tính cả các dự án chưa trình duyệt thì số lượng dự án bị ngừng triển khai còn nhiều hơn, làm cho nguồn cung dự án và nguồn cung nhà ở bị sụt giảm rất lớn, dẫn đến giá nhà tăng do “cung” ít - “cầu” nhiều và làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước.

    TP.HCM: Hàng trăm dự án bị “đứng hình” do xung đột trong các văn bản luật. Ảnh minh họa

    Trong thời gian qua, các dự án nhà ở dù đã có “Quyết định chủ trương đầu tư” của UBND cấp tỉnh, ghi tên “nhà đầu tư” nhưng sở Xây dựng hoặc sở Quy hoạch Kiến trúc không nhận hồ sơ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án do “nhà đầu tư” đề xuất.

    Nguyên nhân do Luật Quy hoạch đô thị, quy định chỉ có “chủ đầu tư” mới được đề xuất quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Vì vậy nhiều dự án bị “tắc”, cả doanh nghiệp, Nhà nước, người dân và kinh tế đều bị thiệt hại.

    Theo HoREA, nguyên nhân là sự xung đột trong một số điều của Luật Quy hoạch đô thị. Ngoài ra, sự thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật còn thể hiện tại Luật Nhà ở.

    Bên cạnh đó, Luật Nhà ở quy định doanh nghiệp phải nhận chuyển nhượng 100% “đất ở” thì mới được chỉ định chủ đầu tư dự án nhà ở, đã làm “ách tắc” hàng trăm dự án nhà ở. Trong lúc Luật Đất đai đã cho phép doanh nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng “đất” để làm dự án nhà ở nếu phù hợp với quy hoạch.

    HoREA cho rằng, nếu từ “đất ở” quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở, được sửa đổi, thay thế bằng từ “đất” để thống nhất với Luật Đất đai thì đã không làm phát sinh “ách tắc” hàng trăm dự án nhà ở như trong thời gian qua.

    Góp ý kiến bổ sung dự thảo Luật Đầu tư, HoREA đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung một khoản mới trong dự thảo Luật Đầu tư là nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc đất ở và các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai để xây dựng nhà ở thương mại, để thống nhất với quy định tại các luật khác như Luật Đất đai, Luật Nhà ở.

    Đồng thời, hiệp hội kiến nghị bổ sung quy định chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư để thống nhất với Luật Quy hoạch đô thị và phù hợp với các quy định về nhà đầu tư trong Luật Đầu tư.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tphcm-hang-tram-du-an-bi-dung-hinh-do-xung-dot-trong-cac-van-ban-luat-a326715.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan