+Aa-
    Zalo

    TP.HCM nghiên cứu tổ chức giờ ăn tập trung cho trẻ mầm non để tránh rủi ro

    (ĐS&PL) - TP.HCM nghiên cứu giải pháp để các cơ sở mầm non có thể đồng loạt triển khai cho trẻ ăn tập trung tại cùng khu vực nhằm mang lại hiệu quả, phòng tránh rủi ro.

    Báo Thanh niên đưa tin, bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết giờ ăn, giờ ngủ vô cùng quan trọng với trẻ mầm non. "Thời gian qua một số đơn vị đã tổ chức rất tốt giờ ăn rồi, nhưng thời gian tới một số trường có quy mô sẽ cho trẻ ăn tập trung", bà Điệp nói và cho biết thêm bà đã tham quan mô hình trên tại Hàn Quốc, giờ ăn tập trung của trường mầm non được tổ chức sạch sẽ, an toàn, hiệu quả.

    Bà Điệp dẫn ra những ưu điểm khi tổ chức giờ ăn tập trung cho trẻ mầm non: Thứ nhất, khi tập trung ăn ở các sảnh lớn, không ăn trong phòng - cũng là nơi học tập, vui chơi của trẻ - thì giáo viên (GV) tiết kiệm được công sức, thời gian lau dọn. Thứ hai, trẻ có thời gian di chuyển giữa lớp học và nơi ăn, tăng cường vận động, giúp tiêu hóa thức ăn tốt, an toàn.

    Trẻ em trong giờ ăn tập trung tại Trường mầm non Nam Sài Gòn. Ảnh: Thanh niên

    Trẻ em trong giờ ăn tập trung tại Trường mầm non Nam Sài Gòn. Ảnh: Thanh niên

    Thứ ba, giờ ăn là lúc GV mầm non luôn tay luôn chân, một cô phải đút cho nhiều trẻ, không phải trẻ nào cũng dễ ăn, do đó sẽ có GV dễ nóng nảy. Nhưng khi trẻ được ăn tập trung, trong môi trường tập thể, còn có nhiều GV xung quanh, mọi người đều nhìn nhau, ai có nóng cũng sẽ tự kiềm chế. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của các GV xung quanh, cùng chăm sóc những bé ăn chậm, giúp giảm áp lực cho GV.

    Thứ tư, trong giờ ăn của trẻ, nhân viên nhà bếp không phải tản đi các lớp mà chỉ tập trung ở khu vực ăn để quan sát. Họ sẽ nhìn xem hôm nay trẻ có ăn hết suất không, món nào hết nhanh, món nào còn thừa nhiều… từ đó sẽ điều chỉnh cách cắt thái, nêm gia vị cho ổn.

    Và ưu điểm thứ năm là khi trẻ ăn tập trung thì có sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường, người tiếp phẩm, người chế biến, nhân viên y tế trường học để kịp thời xử lý vấn đề phát sinh, khi đó giờ ăn phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non.

    Theo báo Pháp luật TP.HCM, thay vì ăn tại lớp, từ tuần thứ hai của tháng 9/2024, trẻ học tại Trường Mầm non Nam Sài Gòn, quận 7 được ăn tập trung bữa sáng, trưa và xế tại khu vực sảnh ở tầng trệt. Giờ ăn được tổ chức theo hình thức cuốn chiếu, lớp nhà trẻ ăn lúc 10h, sau đó 10 phút là tới lớp mầm, tiếp đến lớp chồi và cuối cùng lớp lá.

    "Trước đây, trẻ ăn tại lớp. Còn với giờ ăn tập trung, trẻ sẽ di chuyển từ lớp xuống sảnh. Sự thay đổi không gian bữa ăn cũng khiến trẻ thích thú, hào hứng hơn. Cạnh đó, phụ huynh khi đưa con đi học có thể quan sát được giờ ăn của con nên hầu hết đều ủng hộ phương án trên. Sau khi trẻ ăn xong sẽ lên lớp, tránh được tình trạng trẻ vừa ăn no đã nằm ngủ", bà Lê Thị Xuân Thương, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Sài Gòn cho hay.

    Bà Thương cho biết thêm, trong giờ ăn tập trung, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, đội ngũ y tế đều tham gia, dễ quan sát, hỗ trợ, nắm bắt tình hình của trẻ. Nhờ vậy phòng ngừa được những nguy cơ mất an toàn thường xảy ra trong bữa ăn.

    Hiện khu vực ăn tập trung đã lắp đặt hệ thống quạt làm mát. Trường đang nghiên cứu lắp máy lạnh tại khu vực này. Việc tổ chức đang được hoàn thiện dần, khi nào hoàn chỉnh sẽ mời các trường trong thành phố tới tham quan và học tập.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tp-hcm-nghien-cuu-to-chuc-gio-an-tap-trung-cho-tre-mam-non-e-tranh-rui-ro-a472459.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Không thực tập có sao không?

    Không thực tập có sao không?

    Không thực tập có sao không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thực tập và những lựa chọn thay thế nếu bạn không thể tham gia.