+Aa-
    Zalo

    TP HCM: Đỗ trái phép sẽ bị cẩu xe, khóa bánh, lợi bất cập hại?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - UBND TP.HCM vừa ban hành chỉ thị về công tác quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố.

    (ĐSPL) - UBND TP.HCM vừa ban hành chỉ thị về công tác quản lý, sử dụng lòng lề đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố. Theo đó, lãnh đạo thành phố yêu cầu Công an TP kiểm tra, rà soát và có biện pháp giải quyết tình trạng ô tô dừng đỗ, không đúng nơi quy định, nhất là khu vực trung tâm...

    Một đề xuất, nhiều tranh cãi

    Theo chỉ thị này, UBND TP.HCM cũng giao Công an TP.HCM phải nghiên cứu đê xuất quy định về bổ sung một số hình thức chế tài xử lý vi phạm ô tô dừng đỗ trái phép. Đáng chú ý là việc cẩu xe, khóa bánh, tháo biển số xe, bên cạnh việc xư phạt hình ảnh, hoặc thông qua công tác đăng kiểm đang làm. Các giải pháp này se trình UBND TP.HCM trong quý 1/2017. Đây là chủ trương của chính quyền thành phố đưa ra nhằm lập lại trật tự lòng lê đường, nhất là tình trạng ô tô dừng đỗ trái phép, nguyên nhân hàng đầu gây ùn tắc giao thông tại khu vực trung tâm thành phố.

    Theo tìm hiểu của PV báo ĐS&PL, nội dung này trước đây đã được UBND TP.HCM đề cập tới, nhưng sau đó không thực hiện được vì lãnh đạo thành phố cho rằng không đúng với quy định hiện hành. Cụ thể, đề xuất đưa ra từ hồi tháng 10/2012, trước việc nhiều tài xế ô tô cố tình dừng đỗ trái phép, nhất là khu vực trung tâm thành phố như quận 1 tại những con đường nằm khu trung tâm như Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh, Hàm Nghi... Những tài xế này đã né tránh cơ quan chức năng, bỏ đi nơi khác nhằm tránh việc bị xử phạt từ cơ quan chức năng.

    Ô tô dừng, đỗ sai quy định sẽ bị xử lý. Ảnh: Công an TP HCM.

    Để có chế tài xử lý về việc này, UBND quận 1 cũng đã đề xuất thành phố cho phép địa phương được tháo biển số ô tô dừng đỗ trái phép. Nhưng sau khi đề xuất, ông Nguyễn Hữu Tín- Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo không được phép triển khai phương án này vì không phù hợp với quy định hiện hành. Đến tháng 1/2013, UBND TP.HCM tiếp tục giao sở Tư pháp thành phố chủ trì, nghiên cứu các hình thức xử phạt như khóa bánh ô tô, cẩu xe, phạt qua hình ảnh từ camera... kiến nghị Chính phủ cho phép thí điểm tại TP.HCM. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thực hiện.

    Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Thành (một tài xế ô tô tại TP.HCM) khẳng định: “Việc chính quyền đưa ra biện pháp xử phạt đỗ xe không đúng nơi quy định để chống ùn tắc, chúng tôi ủng hộ. Thế nhưng, với quy định có thể khóa bánh, cẩu xe khi vi phạm thì hơi nặng nề. Bởi vì những tài xế ô tô khi vào trung tâm thành phố họ đều mong muốn có chỗ để đỗ xe, việc này vừa giúp tài xế an tâm, vừa tiện lợi trong việc chống ùn tắc giao thông. Thế nhưng, do không có chỗ đỗ xe nên bất đắc dĩ lắm chúng tôi mới dừng lại để vào cửa hàng nhận đồ, mua đồ hoặc có thể đón khách đi taxi... Nếu bị khóa xe, cẩu xe có thể phương tiện bị hư hỏng, chưa kể nếu tạm giữ xe ngoài đường có thể bị kẻ gian tháo kính xe, làm hư hỏng, lúc đó ai chịu trách nhiệm cho chúng tôi?”.

    Thông tin với PV, ông Bùi Xuân Cường- Giám đốc sở GTVT TP.HCM cho biết, lượng ô tô tại thành phố không ngừng gia tăng, hiện có khoảng 615.400 chiếc, trong khi đó, nhu cầu về chỗ đỗ xe ô tô ngày càng thêm căng thẳng. Khu vực trung tâm thành phố chỉ có một bãi đậu xe tại địa chỉ 121 đường Cô Giang, quận 1 với sức chứa 500 ô tô và 3.900 xe máy. Hiện bốn dự án bãi đậu xe ngầm ở trung tâm, đáp ứng hơn 6.290 ô tô và 3.920 xe máy đang được triển khai nhưng phải tới năm 2019 mới có thê đưa vào khai thác. Trong khi đó, sở GTVT cấm đỗ xe trên 77 tuyến đường khu trung tâm thành phố, cấm dừng, đỗ xe theo giờ ơ 70 tuyến đường khác ở trung tâm.

    “Do đó, việc tìm nơi đỗ xe đúng quy định là vấn đề nan giải. Thành phố đã chu động giải quyết vấn đề bằng cách cho đô xe ô tô có thu phí tại 25 tuyến đường. Gia mỗi lần là 5.000 đồng. Thế nhưng, trong khi đó, giá thu phí ô tô tại các bến bãi tăng cao, có thể từ 10.000 - 200.000 đồng/lần gửi, tùy từng nơi. Chính điều này đã dẫn đến việc đỗ xe ngoài đường quá nhiều gây ùn tắc giao thông. Từ đó, sở GTVT đang trình UBND thành phố ban hành mức thu phí đỗ ô tô trên địa bàn theo thời gian va khu vực, theo đó sẽ thu phí đỗ xe ô tô theo thời gian thông qua ứng dụng công nghê thông tin”, ông Cường nói.

    Sẽ ùn tắc nghiêm trọng hơn?

    Trung tá Huỳnh Trung Phong - Trưởng phòng CSGT Đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết, để xử lý những trường hợp xe ô tô đỗ, dừng sai quy định, CSGT đã chủ động lập ra các tổ có trang bị camera tuần tra trên đường. Từ đó, khi có hình ảnh camera ghi lại những lỗi vi phạm, CSGT sẽ có căn cứ để xử phạt nguội những trường hợp vi phạm. Việc chế tài xử phạt bằng hình thức khóa xe, tháo biển số, cẩu xe khi vi phạm đỗ, dừng sai nơi quy định là một biện pháp xử lý vi phạm giao thông nhằm ngăn chặn tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, bảo đảm mỹ quan đô thị.

    Theo chuyên gia giao thông Lâm Thiếu Quân (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong), để đảm bảo tính tự giác của người dân trong việc đỗ xe ô tô, phải có chế tài cụ thể. Theo đó, trường hợp người dân đỗ xe tại khu vực lòng đường, khu vực quy định thu phí thì phải nghiêm chỉnh chấp hành. Nếu không thực hiện, có thể chụp ảnh, tiến hành phạt nguội từ hình ảnh camera ghi lại. Có thể áp dụng biện pháp cùm xe, cẩu xe về bãi tạm giữ xe. Với hình thức khóa xe, cẩu xe nước ngoài đã thực hiện và có hiệu quả, nhưng ở nước ta cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Cần có biện pháp xử lý nghiêm minh về vấn đề này.

    Trong khi đó, một thanh tra giao thông tại TP.HCM khẳng định: “Thời gian qua, tại khu vực trung tâm thành phố tình hình số lượng ô tô đỗ, dừng sai quy định tăng nhanh gây ùn ứ giao thông. Điều đáng nói, những chế tài xử phạt còn nhẹ nên số vụ vi phạm tăng nhiều. Khi tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm, những tài xế ô tô này đều né tránh lập biên bản vi phạm, nhằm không bị xử phạt hành chính. Hiện nay, Nghị định 46/2016 về việc xử phạt vi phạm giao thông đường bộ mới chỉ dừng lại hình thức phạt tiền, nặng nhất trong việc đỗ, dừng xe ô tô trái quy định cũng chỉ bị phạt 700.000 đồng, chưa cho phép áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước bằng lái tài xế ô tô vi phạm”.

    “Nghị định 46 cũng chưa nêu cụ thể việc khóa bánh xe vi phạm. Nếu chế tài này được đưa vào thực hiện, CSGT và thanh tra giao thông sẽ trực tiếp làm việc, xử lý sai phạm trên địa bàn mình quản lý. Nhưng tôi cho rằng giao cho công an phường thực hiện sẽ sâu sát hơn. Tuy nhiên, với biện pháp này, tình hình ùn ứ giao thông có giảm, hay lại thêm ùn ứ nghiêm trọng hơn nếu xử lý không khéo léo. Nếu thực hiện khóa bánh xe vi phạm, lực lượng chức năng khó có mặt kịp thời để tháo khóa xe và xử lý vụ việc, bởi số lượng xe đỗ, dừng sai quy định vẫn ngày càng tăng”, vị thanh tra giao thông này nói thêm.

    Xây thêm vị trí đỗ xe trên đất công

    Liên quan đến đề xuất trên, ông Bùi Xuân Cường - Giám đốc sở GTVT TP.HCM cho biết: “Trước mắt, để hạn chế tình trạng dừng, đỗ xe dưới lòng đường, sở GTVT TP.HCM sẽ phối hợp cùng các sở ban ngành liên quan và các nhà đầu tư để xây dựng các vị trí đỗ xe thông minh từ 10 đến 20 chỗ/vị trí trên các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố, trước mắt sẽ thực hiện tại các phần đất công của thành phố”.

    LÀNH NGUYỄN

    Đăng lại báo giấy số 1 ra ngày 4/1/2017


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tp-hcm-do-trai-phep-se-bi-cau-xe-khoa-banh-loi-bat-cap-hai-a177397.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan