+Aa-
    Zalo

    Tốt nghiệp đại học về quê nuôi giun kiếm tiền tỷ mỗi năm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi ra trường với tấm bằng cử nhân loại khá của trường Đại học Nông-Lâm Thái Nguyên, chàng trai 9x người Nùng Lý Văn Quyết lại về quê đào đất, nuôi giun quế.

    Sau khi ra trường với tấm bằng cử nhân loại khá của trường Đại học Nông-Lâm Thái Nguyên, chàng trai 9x người Nùng Lý Văn Quyết  lại về quê đào đất, nuôi giun quế.

    Chàng trai Lý Văn Quyết (sinh 1993, thôn Tác Chiến, xã Nam La, huyện Văn Lãng, Lạng Sơn) ra trường với tấm bằng cử nhân Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Mang trong mình ước mơ làm giàu tại chính quê hương. Để thực hiện được ước mơ này, Quyết đã tìm hiểu, học hỏi nhiều mô hình kinh tế và chàng trai 9x đã rất ấn tượng với các mô hình nuôi giun quế.

    Tuy nhiên, đây là mô hình còn khá lạ lẫm ở vùng nông thôn miền núi quê anh. Nhận thấy được những lợi thế nguồn nguyên liệu có sẵn khi nuôi giun quế tại địa phương như phân trâu, bò, lợn, gà…9x Lý Văn Quyết quyết định thử sức mình với cái nghề nuôi giun quế.

    Lý Văn Quyết với mô hình nuôi giun quế. Ảnh: Dân Việt

    Trong nông nghiệp giun quế không chỉ là thức ăn cho vật nuôi mà còn có tác dụng cải tạo, tăng sự màu mỡ cho đất, kích thích các loại cây trồng phát triển. Động vật này được coi như chiếc máy xử lý rác. Chúng có thể xử lý triệt để các chất thải hữu cơ từ nông nghiệp như rau, củ, quả thối, khử mùi hôi chuồng trại, nước ao bẩn…”.

    Hiện tại, Quyết đang nuôi hơn 20m2 giun quế. Mỗi ô nuôi có diện tích 4m2. Mỗi tháng, sinh khối thu được 30 – 40kg, cho thu nhập cả chục triệu đồng.

    Cũng như Lý Văn Quyết ước mơ làm giàu từ giun chùn quế, anh Nguyễn Văn Sang (sn 1990, tại TP Hồ Chí Minh) đã gây dựng cho mình mô hình nuôi trùn quế đem lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

    Được biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, nhận ra tiềm năng từ giun quế, Nguyễn Văn Sang trở về quê bắt tay vào thực hiện mô hình nuôi và kinh doanh giun chùn quế.

    Anh Nguyễn Văn Sang trong cơ sở sản xuất trùn quế của mình. Ảnh: Vietnamnet

    Biết Sang có ý định lập công ty, gia đình anh kiên quyết phản đối, không thuyết phục được bố mẹ nên Sang chuyển ra ở riêng. Sang vay mượn có được một số vốn, Khi đó trong tay anh chỉ có 80 triệu đồng.

    Sang bắt tay vào nuôi giun chùn quế để sản xuất ra phân trùn quế để đóng gói tiêu thụ, sản phẩm này tốt cho cơ sở trồng trọt rau sạch, hoa, cây cảnh, mọi người hưởng ứng bởi phân trùn quế có tác dụng tốt cho cây trồng.

    Giun chùn quế. Vietnamnet

    Mày mò từ việc nuôi giun chùn quế lấy phân Sang phát triển được 3 loại phân trùn quế dùng cho những nhu cầu khác nhau. Có loại dùng cho cây công nghiệp, cây nông nghiệp và hoa lan.

    Bên cạnh đó, những sản phẩm như trùn sấy khô, trùn đông lạnh cũng được Sang nghiên cứu đầu tư. Song song với đó, Sang còn sản xuất thêm dịch trùn quế với hai loại, dùng để bón lá và bón gốc.

    Sang cho hay, khi thành lập ra thương hiệu Trùn quế Củ Chi. Với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, Sang tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 5-6 lao động với mức lương từ 4,5 – 5 triệu đồng mỗi tháng. Sang cũng truyền kinh nghiệm và khuyến khích người dân xung quanh nuôi trùn quế và đứng ra bao tiêu sản phẩm cho họ.

    Kiều Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tot-nghiep-dai-hoc-ve-que-nuoi-giun-kiem-tien-ty-moi-nam-a210334.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi

    Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 2-6 tuổi

    Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Dinh dưỡng Nutricare đã tổ chức Hội thảo khoa học “Dinh dưỡng cho trẻ em 2-6 tuổi” với sự tham gia của các nhà khoa