+Aa-
    Zalo

    Top 5 xe tăng trang bị áo giáp "khủng", sở hữu sức phá hủy cực lớn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đối với bất kỳ quân đội nào, xe tăng là loại vũ khí chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Dưới đây là 5 phương tiện được trang bị nòng pháo có sức phá hủy cực lớn.

    Đối với bất kỳ quân đội nào trên thế giới, xe tăng là loại vũ khí chiếm vị trí quan trọng. Dưới đây là 5 phương tiện được trang bị áo giáp cùng nòng pháo có sức phá hủy cực lớn.

    K2 Black Panther

    K2 Black Panther là xe tăng chiến đấu chủ lực phát triển từ chương trình XK2 của Hàn Quốc. Quá trình phát triển K2 bắt đầu từ năm 1995, nguyên mẫu đầu tiên được tiết lộ vào năm 2007.

    Quân đội Hàn Quốc đặt ra yêu cầu rất cao cho chương trình XK2. Theo đó, nhà thầu phải phát triển một xe tăng chiến đấu chủ lực có tính năng vượt trội so với các loại xe tăng trong khu vực. Đặc biệt, nó phải có sức mạnh áp đảo so với những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực của Triều Tiên.

    Nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của quân đội Hàn Quốc, nhà thầu đã trang bị cho K2 những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới đưa nó trở thành cỗ xe tăng đắt giá nhất hành tinh.

    Các chuyên gia quân sự đánh giá, khả năng bảo vệ của xe tăng K2 tương đương với xe tăng M1A2 của Mỹ. Tính năng của Black Panther vượt trội so với các loại xe tăng hiện đại nhất đang có mặt tại khu vực châu Á. 

    Vũ khí chủ lực của K2 là pháo chính nòng trơn L55 120 mm, pháo này được sản xuất tại Hàn Quốc theo giấy phép từ Đức. L55 là loại pháo tăng tốt nhất thế giới hiện nay. Vũ khí phụ gồm súng máy đồng trục 7,62 mm gắn bên trái pháo chính, một đại liện 12,7 mm gắn trên nóc tháp pháo.

    Một trong những tính năng "đỉnh" của K2 là hệ thống điều khiển hỏa lực của nó có thể tự động theo dõi và tấn công mục tiêu lập trình sẵn mà không cần sự can thiệp của ê kíp chiến đấu.

    Người ta còn trang bị cho K2 hệ thống quản lý chiến trường kỹ thuật số tiên tiến. Hệ thống định vị để phối hợp giữa các xe một cách nhanh chóng giúp nâng cao khả năng nhận thức tình huống.  

    T-14 Armata

    Cái tên Armata từng được dùng đặt tên cho một loại pháo, có gốc là ngôn ngữ Trung Á nghĩa là “sức mạnh của tổ tiên”. Theo các chuyên gia, rất nhiều giải pháp kỹ thuật trên xe tăng Armata là độc nhất vô nhị hiện nay.

    T-14 Armata được phát triển từ năm 2011, ra mắt trong lễ Duyệt binh Chiến thắng tại Moskva hôm 9/5/2015. Dòng siêu tăng này nổi bật nhờ tháp pháo không người lái, được điều khiển từ xa.

    Vũ khí chính trên T-14 Armata là pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ nòng 125 mm, có sơ tốc đầu nòng cao hơn 20% so với pháo Rheinmetall 120 mm L/55 tối tân của Đức. Đạn xuyên giáp của T-14 có thể bắn thủng lớp giáp dày tương đương 900 mm giáp thép cán đồng nhất (RHA) từ khoảng cách hai km.

    Lần đầu tiên trong lịch sử, xe tăng Armata ra đời với tháp pháo không có người và buồng lái “con nhộng” tách biệt hẳn nhằm nâng cao khả năng sống sót cho tổ lái ba người (khi bị trúng đạn, khối vũ khí bị kích nổ vẫn không gây nguy hiểm cho người bên trong).

    Hơn thế nữa, chiếc xe hoàn toàn được lập trình, máy tính hóa các hoạt động. Vỏ giáp của xe có năng lực chống lại mọi loại đạn bắn ra từ xe tăng và súng chống tăng, kể cả tên lửa và pháo chống tăng.

    Type 99 

    Type 99 được xem là tinh hoa của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc với việc được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất gồm pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính với tầm bắn lên đến 5km, cùng với đó là các loại vũ khí phụ như súng máy phòng không QJC-88 12.7mm và súng máy đồng trục Type-80 7.62mm.

    Type 99 thừa hưởng thiết kế giáp composite dày, thậm chí là vượt trội hơn Mỹ và giáp phản ứng nổ (ERA) của Nga. Nhờ vậy mà xe tăng có thể chủ động kích nổ tên lửa, đạn pháo trước khi chúng xuyên qua lớp giáp phòng vệ cuối cùng.

    Xe tăng Trung Quốc cũng có năng lực thu nhận cảnh báo bằng laser, giúp kíp lái nhận biết nếu xe tăng bị đối phương ngắm bắn. Nhờ vậy mà kíp lái có thời gian kịp thời đổi hướng, tránh nguy hiểm.

    Bên cạnh đó, mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Trung Quốc còn được trang bị hệ thống laser công suất lớn, có khả năng gây nhiễu hệ thống ngắm bắn bằng laser hay hồng ngoại, thậm chí là làm mù vĩnh viễn xạ thủ đối phương. Tính năng này cho đến nay chưa từng được trải qua thực chiến.

    Hiện tại Trung Quốc có trong biên chế khoảng hơn 600 chiếc Type 99, số xe tăng này được phân bố chủ yếu ở Bắc Kinh và Quân khu Thẩm Dương.

    Leopard 2A7

    Leopard 2A7 được giới thiệu vào năm 2010, đây là phiên bản mới nhất, mạnh nhất được phát triển từ phiên bản Leopard 2A6 với sự tăng cường khả năng bảo vệ cùng thiết bị điện tử tối tân.

    Giáp hai bên cũng được tăng cường loại mới để có thể chống lại các loại súng chống tăng như RPG lẫn tên lửa. Sức mạnh hỏa lực vẫn là khẩu pháo tăng nòng trơn được coi là tốt nhất thế giới hiện nay Rheinmetall 120mm / L55, đây là loại pháo tăng có độ ổn định và tầm bắn chính xác nhất thế giới, chúng có thể bắn được cả mục tiêu bay chậm tầm thấp như trực thăng.

    Mỗi chiếc Leopard 2A7 có thể mang theo 42 viên đạn pháo. Hiện các xe tăng của Mỹ, Anh, Hàn… cũng mua giấy phép để sản xuất loại pháo tăng này trang bị trên các xe tăng của mình.

    Xe tăng Leopard 2A7 được thiết kế đặc biệt để có thể bảo vệ kíp lái chống lại các cuộc tấn công bằng vũ khí sinh hóa của đối phương. Mặc dù nặng tới 67,5 tấn nhưng nhờ trang bị động cơ khỏe, những chiếc tăng này vẫn có thể chạy với vận tốc tối đa lên tới 72km/h.

    Với động cơ 1.500 mã lực, hệ thống điện tử tối tân, lớp giáp có khả năng bảo vệ 360 độ và hệ thống vũ khí cực mạnh, Leopard-2A7 xứng danh xe tăng đáng gờm nhất hành tinh.

    Challenger-II

    Xe tăng Challenger 2 được phát triển bởi Vickers Defence System từ năm 1986 với nguồn quỹ cá nhân, sử dụng nền tảng khung gầm Challenger 1. Hiện nay, trên thế giới hầu như không có quốc gia nào có nhu cầu với Challenger 2 dù rằng nó rất đỉnh. 

    Challenger-II được kế thừa theo tư duy thiết kế xe tăng của Anh từ Thế chiến 2 đó là hy sinh khả năng cơ động để đổi lấy khả năng bảo vệ.

    Về nhiều mặt, xe tăng Anh có nhiều nét giống với phương tiện chống tăng tự hành hơn là xe tăng thực thụ. Điều này có thể thấy rõ trên Challenger-II với phần tháp pháo được bọc giáp cực kỳ kiên cố, góc nâng và hạ tháp pháo lớn…

    Người Anh cho rằng, trong chiến đấu, chỉ có phần tháp pháo của Challenger-II được bộc lộ, còn toàn bộ phần thân xe được giấu mình nhờ địa hình, địa vật.

    Pháo chính của MBT Challenger-II cũng giống như tinh thần "bảo thủ" của Anh. Trong khi hầu hết các dòng MBT hiện đại đều sử dụng kiểu nòng trơn phù hợp với đạn xuyên dưới cỡ có cánh và khả năng bắn tên lửa qua nòng pháo thì Challenger-II vẫn trung thành với pháo nòng xoắn được gia cường 120mm L30A1 với 52 cơ số đạn.

    Ngoài các loại đạn tiêu chuẩn thông thường, pháo L30A1 còn được trang bị đạn chống tăng đặc biệt HESH có tầm bắn đạt tới 8km. Loại đạn này sử dụng khả năng công phá bằng sức ép để xé nát mặt trong kết cấu giáp và gây sát thương chính bằng các mảnh văng đó trong xe đối phương.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/top-5-xe-tang-trang-bi-ao-giap-khung-so-huu-suc-pha-huy-cuc-lon-a294207.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan