Đứng đầu bảng xếp hạng là AMX-56 Leclerc, xe tăng chủ lực của Pháp, trị giá 12,6 triệu USD, với khả năng di chuyển với vận tốc 72 km/h.
|
AMX-56 Leclerc là xe tăng chủ lực của Pháp, chính thức góp mặt trong biên chế quân đội năm 1992 và được xuất khẩu cho Các tiểu vương quốc Arab thống nhất năm 1995. Mỗi chiếc AMX-56 có giá 12,6 triệu USD. Hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép xạ thủ xác định 6 mục tiêu trong 30 giây trong khi hệ thống bảo vệ giúp nó bắn lựu đạn khói, lựu đạn sát thương hoặc tia hồng ngoại để đánh lạc hướng đối phương. AMX-56 Leclerc có khả năng di chuyển với vận tốc 72 km/h. Ảnh: Reuters |
|
Type 10 là xe tăng mới nhất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Chúng chính thức góp mặt trong biên chế năm 2012 với giá 9,4 triệu USD/chiếc. Type 10 có khả năng di chuyển với vận tốc 70 km/h. Người ta không đánh giá cao khả năng đương đầu với các xe tăng cùng loại của Type 10 nhưng nó “đề kháng” rất tốt với những vũ khí chống tăng cầm tay của bộ binh hay tên lửa chống tăng dẫn đường. Ảnh: AP |
|
K2 Black Panther, xe tăng chủ lực của quân đội Hàn Quốc, có giá 8,8 triệu USD. Nó được đánh giá là một trong những chiếc xe tăng tiên tiến nhất thế giới. Tuy nhiên, K2 chưa bao giờ tham chiến nên người ta đánh giá khả năng của nó dựa trên thông số kỹ thuật. Trang thiết bị của K2 giúp nó phát hiện tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa chúng. Ảnh: Getty |
|
Challenger 2, xe tăng chủ lực của Vương quốc Anh, có giá 8,6 triệu USD/chiếc. Loại phương tiện này chính thức góp mặt trong biên chế quân đội Hoàng gia Anh năm 1998 và từng tham chiến ở Bosnia, Kosovo và Iraq. Chúng được trang bị lớp giáp Chobham, loại vật liệu bền gấp đôi thép cùng lớp giáp nổ giúp hất văn đầu đạn của đối phương. Ảnh: Guardian |
|
Xe tăng chủ lực của quân đội Mỹ, những chiếc M1A2 Abrams, có giá 8,5 triệu USD. Con quái vật nặng 69 tấn đã quần thảo nhiều chiến trường, bao gồm cả sa mạc và nội đô ở Iraq và Afghanistan. Dù nặng nề nhưng M1A2 Abrams di chuyển linh hoạt cùng cơ chế bắn vượt trội giúp nó tác chiến hiệu quả trong nội đô. Ảnh: Reuters |
|
Xe tăng chủ lực của Đức là những chiếc Leopard 2, chính thức góp mặt trong biên chế năm 1979. Phiên bản cải tiến của loại phương tiện này là Leopard 2A6 với giá 6,79 triệu USD/chiếc. Ngoài Đức, phiên bản Leopard 2A6 còn được Canada, Phần Lan, Hy Lạp và Bồ Đào Nha sử dụng. Hiện tại, Đức đang phát triển những chiếc Leopard 2A7 với giá dự tính khoảng 12 triệu USD. Ảnh: Getty |
|
Merkava 4 là xe tăng chủ lực của quân đội Israel có trị giá 6 triệu USD. Thân xe tăng được cấu thành từ vật liệu tổng hợp như sắt và gốm trong khi thân xe được thiết kế để dễ dàng thay thế những bộ phận bị hỏng. Động cơ Merkava 4 nằm phía trước giúp bảo vệ tốt hơn kíp chiến đấu. Quân đội Israel chỉ mất hai chiếc xe tăng loại này trong cuộc chiến Lebanon năm 2006. Ảnh: AP |
|
Bằng giá với xe tăng của Israel là chiếc Arjun II do Ấn Độ phát triển. Những chiếc Arjun chính thức góp mặt trong quan đội Ấn Độ năm 2004 và Arjun II là phiên bản mới nhất. Khẩu pháo cỡ nòng 120 mm của nó có thể bắn các loại đạn thông thường, đạn xuyên giáp hoặc tên lửa dẫn đường chống tăng. Nó được trang bị vũ khí laser để làm mù tên lửa đối phương hay nhả khói để ẩn nấp. Ảnh: Reuters |
|
T-90AM là phiên bản mới nhất của xe tăng T-90A với tháp pháo được cải tiến cùng hệ thống điều khiển hỏa lực ưu việt. Nó vượt trội hơn các phiên bản T-90 khác nhờ hệ thống nạp đạn kiểu mới và súng phòng không được điều khiển từ xa. Lớp giáp phản ứng nổ của T-90AM cũng được nâng cấp để giúp nó tăng khả năng sống sót. Cỗ xe tăng chủ lực của Nga có trị giá 4,25 triệu USD. Ảnh: AP |
|
Type-99, xe tăng chủ lực của Trung Quốc, có giá 2,6 triệu USD. Nó chính thức góp mặt trong biên chế Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc từ năm 2001. Type-99 có nhiều điểm tương đồng với T-72 của Nga. Nó được trang bị khẩu pháo 125 mm cùng động cơ 1.500 mã lực. Lớp giáp ưu việt của cỗ xe tăng nặng 58 tấn giúp bảo vệ kíp chiến đấu 3 người. - Ảnh: pixpo.net |
NGUYỄN QUỲNH(T/h)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/top-10-xe-tang-chu-luc-dat-do-nhat-hanh-tinh-a242696.html