+Aa-
    Zalo

    Tổng thống Trump có dám tấn công Syria?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Truyền thông thế giới đang chờ đợi xem Tổng thống Mỹ Donald Trump có thực sự dùng vũ lực để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria hay không.

    Truyền thông thế giới đang chờ đợi xem Tổng thống Mỹ Donald Trump có thực sự dùng vũ lực để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria hay không.

    Trong 48 giờ qua, hình ảnh xuất hiện trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy những đàn ông, phụ nữ và trẻ em sống ở thị trấn Douma - nơi mà phe nổi dậy Syria chiếm đóng – sùi bọt trắng vì phơi nhiễm với vũ khí hóa học. Mỹ và các quốc gia phương Tây đổ lỗi cho chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad do Nga hậu thuẫn.

    Nga và Iran một lần nữa phủ nhận việc sử dụng vũ khí hóa học. Nhưng Douma hiện bị bao vây bởi các quân chính phủ Syria – lực lượng mà các chuyên gia nghi ngờ phải chịu trách nhiệm cho 85 vụ tấn công hóa học trong 5 năm qua.

    Tổng thống Trump đã có những hành động quân sự hạn chế trừng phạt Syria sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hồi năm 2017. Tuần trước, ông Trump đã bất ngờ tuyên bố sẽ sớm rút khoảng 2.000 binh sĩ đang đóng quân ở Syria về nước. Tuy nhiên, sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mới nhất ở Syria khiến 70 người thiệt mạng, ông Trump đã bày tỏ sự phẫn nộ của mình trên Twitter. Thậm chí, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố sẽ bắt ông Assad, Nga và Iran “trả giá đắt”.

    Tổng thống Trump muốn tấn công Syria. Ảnh: Express 

    Việc sử dụng khí độc - một tội ác chiến tranh theo luật pháp quốc tế - đã là một phần không thể thiếu trong cuộc tấn công của ông Assad để giành lại quyền kiểm soát các khu vực nổi dậy cuối cùng. Như ông Trump cho biết hôm 9/4: "Chúng tôi không thể cho phép những thảm trạng như vậy tiếp tục xảy ra".

    Mặc dù vậy, theo New York Times, ông chủ Nhà Trắng cần cân nhắc thật kỹ để tìm ra chiến lược đúng đắn vì tấn công Syria trong thời điểm này là tương đối nguy hiểm.

    Quyết định không dễ dàng

    Tấn công hay không là một thử nghiệm quan trọng đối với ông Trump, người có phong cách lãnh đạo không giống với truyền thống của Mỹ. Ông đã cố gắng trở thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, khác với điều mà người tiền nhiệm Barack Obama mong muốn là Mỹ dần rút khỏi Trung Đông.

    Theo New York Times, nhà lãnh đạo Mỹ dù đưa ra quyết định nào cũng gần như không thể ngăn chặn bạo lực ở Syria. Bên cạnh đó, nếu không có kế hoạch thống nhất, rõ ràng với các đồng minh phương Tây, ông Trump sẽ phải chấp nhận trao quyền cho ông Assad.

    Giải pháp ngoại giao có lợi hơn giải pháp quân sự. Ảnh minh họa: NY Times

    Donald Trump cần hợp tác với các cường quốc khác trong kế hoạch mở rộng nhằm buộc ông Assad, Nga và Iran chấm dứt những cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học và chịu trách nhiệm về các cáo buộc này. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) cần phải bắt đầu ban hành lại lệnh cấm vũ khí theo Hiệp ước Khí hoá học, ủy quyền cho các chuyên gia xác minh người chịu trách nhiệm ở Douma và tạo ra một cuộc điều tra độc lập có thể dẫn đến truy tố tại tòa án như Tòa án Hình sự Quốc tế.

    Nếu chính phủ Syria thực sự đứng sau vụ việc, Mỹ cũng nên áp đặt những chế tài như đóng băng tài sản tài chính. Nếu hành động quân sự được xem xét thì ông quyết định của ông Trump cần được Quốc hội phê chuẩn. Bởi vì Mỹ đã bị Nga phủ quyết trong phiên họp hôm 10/4 nên Tổng thống Trump cần hợp tác với các đồng minh khác như NATO.

    Một khó khăn khác của nhà lãnh đạo Mỹ là Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton chỉ vừa mới được bổ nhiệm và bắt đầu làm việc từ hôm 9/4, và ông Mike Pompeo thì vừa từ bỏ vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) trước khi lên làm Ngoại trưởng. Rõ ràng là những phụ tá của ông Trump cũng cần thời gian đáng kể để tiếp nhận và xử lý các vấn đề.

    Giải pháp ngoại giao tốt hơn quân sự

    Để có cơ hội thành công, bất kỳ hành động trả đũa nào của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ phải là một phần của một chiến lược ngoại giao chặt chẽ để ổn định Syria và đưa ra một giải pháp chính trị tại chỗ.

    Hàng trăm ngàn người Syria tử vong vì bom đạn, vũ khí hóa học. Ảnh minh họa: CNN

    Từ năm 2011, hơn 500.000 người Syri đã thiệt mạng và hàng triệu người tị nạn đã trốn sang các nước láng giềng cũng như châu Âu. Cuộc xung đột đã cho phép Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) dành được chỗ đứng nhất định ở Syria.

    Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an hôm 9/4, Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley than phiền rằng vũ khí hóa học đã trở nên "bình thường hóa" và lập luận rằng "Nga có thể ngăn chặn vụ tấn công vô nghĩa này ở Syria nếu muốn”. Bà Haley đã kêu gọi bổ nhiệm một nhóm chuyên gia để điều tra vụ tấn công, đòi hỏi phải tiếp cận nhân đạo với Douma và cảnh báo rằng “nếu Nga tiếp tục ngăn chặn hành động của Hội đồng Bảo an, Mỹ sẽ đáp lại".

    Sau mỗi vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mới, ông Trump và những người khác có xu hướng đổ lỗi cho ông Obama, bởi vì trong nhiệm kỳ thì đã ông Obama "không làm gì cả" để chống lại vũ khí hóa học sau cuộc tấn công gần Damascus vào tháng 8/2013. Ông Obama đã phản đối hành động quân sự sau cuộc tấn công, bày tỏ sự ủng hộ trong việc hợp tác với Nga để buộc Syria triệt tiêu vũ khí hóa học.

    Trên thực tế, ông Trump đã có hành động đáp trả bằng tên lửa hành trình sau cáo buộc chính phủ Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học năm 2017. Tuy nhiên, thiếu một kế hoạch để gây áp lực dài hạn, hành động quân sự của nhà lãnh đạo Mỹ vẫn thất bại trong việc ổn định tình hình Syria. Đã có ít nhất 7 cuộc tấn công khác trong năm 2018 và bây giờ, lựa chọn quân sự đã trở.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo New York Times)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-thong-trump-co-dam-tan-cong-syria-a225661.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan