+Aa-
    Zalo

    Tổng thống Philippines đối diện nguy cơ bị luận tội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể sẽ bị luận tội sau khi ông thừa nhận "cá nhân" ông đã tiêu diệt tội phạm khi là thị trưởng của thành phố Davao.

    (ĐSPL) – Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể sẽ bị luận tội sau khi ông thừa nhận "cá nhân" ông đã tiêu diệt tội phạm khi ông là thị trưởng của thành phố Davao.

    Tổng thống Philippines Duterte có thể bị luận tội vì "trót kể về hành động tiêu diệt tội phạm của chính mình khi còn làm thị trưởng. Ảnh: Reuters

    Ông Duterte đã khoe khoang với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hôm 12/12 rằng khi còn làm Thị trưởng thành phố Davao, ông đã sử dụng một chiếc xe phân khối lớn trên đường phố để tìm kiếm "một cuộc gặp gỡ nhằm tiêu diệt" tội phạm.

    "Tôi làm điều đó một cách cá nhân”, Duterte nói. "Nếu tôi có thể làm điều đó tại sao lại không làm?".

    Hơn 2.000 người đã thiệt mạng trong các hoạt động phòng chống ma túy dưới súng của cảnh sát sau khi ông Duterte trở thành Tổng thống và triển khai chiến dịch chống ma túy hồi tháng 7/2016. Hầu như tất cả đã bị bắn khi họ phản đối việc bắt giữ.

    Khoảng 3.000 trường hợp tử vong khác đang được điều tra làm rõ lực lượng nào là thủ phạm sát hại họ.  

    Thượng nghị sĩ Leila de Lima, một nhà phê bình trung thành của Duterte, cho biết lời thừa nhận của Tổng thống có thể là một căn cứ để luận tội chính ông.

    "Hành động đó là phản bội lòng tin công chúng và tạo thành những vụ giết người hàng loạt. Và tội phạm hình sự là một căn cứ để luận tội theo hiến pháp", de Lima nói với CNN hôm nay (15/12).

    Thượng nghị sĩ Richard Gordon, người đứng đầu Ủy ban Tư pháp Thượng viện, cũng cho biết Duterte khiến chính mình gặp khó khăn cho quá trình luận tội sau vì những bình luận gây tranh cãi của mình.

    Một số thành viên là đối thủ của Duterte trong Quốc hội và các nhà phê bình đã nộp đơn xin buộc tội Tổng thống. Tuy nhiên, chỉ có ít hơn 50 nhà lập pháp đối lập trong ngôi nhà 293 thành viên của Quốc hội Philippines. Một cuộc bỏ phiếu với kết quả 2/3 số phiếu thuận là yêu cầu tối thiểu để buộc tội Tổng thống.

    Peter Wallace, người tổ chức diễn đàn doanh nghiệp nơi Duterte phát biểu, nghĩ rằng tuyên bố của chủ tịch là "sự can đảm".

    "Ông ấy nói như ông thường giải quyết tội phạm ma túy, giết người. Và chúng tôi đã dự đoán rằng ông sẽ nói về những điều đó, nhưng chúng tôi không nghe rõ việc ông nói về tội phạm", Wallace nói với Reuters qua điện thoại.

    "Chúng tôi có trao đổi với Tổng thống và nghe ông nói chuyện về vấn đề kinh doanh và tôi rất hài lòng", Wallace cho biết thêm.

    Bộ trưởng Tư pháp Vitaliano Aguirre bác bỏ cáo buộc và cho rằng tuyên bố của Duterte chỉ là một lời cường điệu.

    "Nó giống như một sự cường điệu mà Tổng thống sử dụng để phóng đại nhằm thể hiện thông điệp của mình". Thậm chí nếu đó là sự thật, Aquirre nói rằng lời nói đó không chứng minh được rằng Duterte đã vi phạm pháp luật.

    "Nó có thể được thực hiện với một lý do chính đáng và hoàn cảnh hợp lý. Ông ấy phải đã bị cưỡng ép làm như vậy thì sao?", Aquirre nói trong một chương trình phát thanh hôm 15/12.

    Khoản 1, Điều VII của Hiến pháp 1987 quy định:

    “Quyền lực hành pháp được trao cho Tổng thống Philipines.”

    Khoản 17 của Điều VII còn quy định:

    “Tổng thống phải được kiểm soát mọi bộ, cục, văn phòng thuộc hành pháp. Tổng thống phải bảo đảm các luật được thực thi một cách chính xác.”

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link nguồn:http://www.gov.ph

    (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-thong-philippines-doi-dien-nguy-co-bi-luan-toi-a174273.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan