+Aa-
    Zalo

    Tổng thống Barack Obama rơi nước mắt khi phát biểu chia tay Nhà Trắng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Barack Obama tuyên bố, ông chọn nơi phát biểu chia tay tại Chicago để nhớ về thời trẻ, cũng như chia sẻ hai kinh nghiệm rút ra được khi làm việc tại Nhà Trắng.

    (ĐSPL) - Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, ông chọn nơi phát biểu chia tay tại Chicago để nhớ về thời trẻ, cũng như chia sẻ hai kinh nghiệm rút ra được khi làm việc tại Nhà Trắng.

    [mecloud]VPfZTLS1hW[/mecloud]

    9h55:

    Tổng thống Obama kết thúc bài phát biểu chia tay Nhà Trắng

    Ảnh: Reuters

    Tổng thống Barack Obama, cùng Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, con gái Malia, và vợ chồng Phó tổng thống Joe Biden lên sân khấu chào tạm biệt khán giả., tờ Guardian đưa tin.

    9h51:

    [mecloud]jls4wd4XCh[/mecloud]

    "Người con gái phía Nam nước Mỹ", ông Obama về vợ mình, bà Michelle. 

    "Trong suốt 25 năm qua, em không chỉ là vợ anh và mẹ của các con anh mà còn là người bạn thân nhất của anh. Em đã đảm nhận vai trò đó mà không hề đòi hỏi gì, đồng thời em đã thực hiện nó bằng sự duyên dáng, gai góc, phong cách và sự hài hước của riêng mình", Tổng thống Obama chia sẻ và rơi nước mắt.

    9h50:

    Ảnh: Reuters

    "Các con đã trở thành hai người phụ nữ trẻ tuyệt vời, thông minh và xinh đẹp, nhưng quan trọng hơn, các con tốt bụng và chu đáo và đầy nhiệt huyết. Trong tất cả những gì cha đã làm trong cuộc sống của mình, cha tự hào nhất là khi được làm cha của các con", Obama nói với hai con gái.

    9h45:

    "Gửi tới tất cả những người phụng sự, thật vinh dự cho cuộc đời của tôi khi được làm tổng tư lệnh của các bạn", ông Obama tuyên bố.

    "Không có bất kì tổ chức khủng bố nước ngoài nào thành công trong việc lập kế hoạch hay triển khai cuộc tấn công nào trên đất nước chúng ta trong vòng 8 năm qua", Tổng thống Obama khẳng định, tuy nhiên lưu ý tới vấn đề các phần tử khủng bố bắt đầu xuât hiện ở Mỹ. Điển hình như vụ đánh bom giải chạy marathon Boston, hay tấn cốn ở San Bernandino.

    9h40:

    Về biến đổi khí hậu

    Tổng thống Obama đã nhắc lại những việc mà chính quyền của ông thực hiện trong 8 năm qua để đối phó với mối đe dọa biến đổi khí hậu gồm có: giảm phụ thuộc vào dầu nhập khẩu, tăng cường sử dụng năng lượng có thể tái chế, ký hiệp ước về chống biến đổi khí hậu.

    9h30:

    Bàn về vấn đề chủng tộc và nhập cư.

    Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng con gái lớn Malia và vợ chồng phó tổng thống Joe Biden trong nghi lễ quốc ca trước bài phát biểu của ông Obama. Ảnh: Reuters

    "Sau khi tôi được bầu làm tổng thống, bắt đầu xuất hiện những cuộc thảo luận về nước Mỹ thời kỳ hậu phân biệt chủng tộc. Một tầm nhìn tuyệt vời, tốt đẹp nhưng chưa thực tế lắm. Chủng tộc vẫn là một vấn đề to lớn và gây chia rẽ trong xã hội chúng ta. Tôi đã sống đủ lâu để biết rằng mối quan hệ giữa các chủng tộc giờ đây tốt đẹp hơn so với 10, 20 hay 30 năm trước. Các bạn có thể thấy điều đó không chỉ ở số liệu mà còn trong thái độ của người trẻ Mỹ", ông Obama nói.

    "Nhưng chúng ta vẫn chưa ở đúng vị trí chúng ta phải ở", ông cho biết thêm. "Tất cả chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm", theo Vnexpress.

    Tổng thống Mỹ nói về sự phân biệt trong thuê nhân công lao động và phân biệt đối xử về vấn đề nhà ở.

    9h26:

    Ủng hộ thay thế Obamacare nếu có chương trình khác tốt hơn

    Ảnh: Reuters.

    Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng đảng Cộng hòa đang tích cực tìm cách xóa bỏ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền, hay Obamacare, một trong những thành tựu của ông Obama trong thời gian đương nhiệm. Trump còn kêu gọi thay thế Obamacare nhanh nhất có thể, theo Vnexpress.

    Tổng thống Obama cho biết tỷ lệ người không có bảo hiểm ở Mỹ đã thấp hơn, chi phí chăm sóc sức khỏe tăng chậm nhất trong 50 năm.

    "Nếu ai đó đưa ra một kế hoạch tốt hơn những gì chúng ta đã làm cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, có thể giúp nhiều người với chi phí thấp hơn, tôi sẽ công khai ủng hộ", ông nói.

    9h25:

    Chuyển giao quyền lực trong hòa bình

    Đám đông bắt đầu tỏ thái độ không hài lòng khi ông Obama nhắc tới sự kiện nhậm chức tổng thống của nhà tài phiệt New York Donald Trump vào tuần tới, Vnexpress đưa tin.

    Ông Obama yêu cầu đám đông dừng lại và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của "việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình".

    "Tôi đã cam kết với tổng thống đắc cử Trump rằng đội ngũ của tôi sẽ đảm bảo một quá trình chuyển giao quyền lực trơn tru nhất có thể, giống như những gì tổng thống Bush từng làm với tôi", ông Obama nói.

    9h15:

    Ông Obama nói nước Mỹ là một điển hình "phi thường" bởi người Mỹ cho thấy "khả năng để thay đổi". Nhắc lại những thành tựu như thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Cuba, thỏa thuận hạt nhân với Iran, chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, đạo luật về bình đẳng hôn nhân, Tổng thống Obama nói: "Tất cả đó là sự thay đổi. Nước Mỹ đã mạnh mẽ hơn so với khi tôi bắt đầu nhiệm kỳ".

    Tổng thống bắt đầu bài phát biểu bằng lời cảm ơn người Mỹ, những người đã truyền cảm hứng cho ông trong suốt thời gian qua, Dân Trí đưa tin.

    Ông Obama nhắc lại thời trẻ khi ông ở Chicago: "Lần đầu tôi đặt chân tới Chicago là khi tôi mới ngoài 20 và vẫn đang cố tìm hiểu thực sự tôi là ai, mục đích của đời mình là gì. Những gì chứng kiến ở trên đường cho tôi thấy sức mạnh của niềm tin, lòng tự tôn của tầng lớp lao động".

    Ông cho rằng sự đổi mới chỉ có thể khi có sự đóng góp của tầng lớp nhân dân lao động và những nỗ lực chung để đạt được sự tiến bộ. Ông nhấn mạnh: "Sau 8 năm làm tổng thống, đến nay tôi vẫn tin vào điều đó".

    Ảnh: Reuters.

    9h00: Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức có mặt tại trung tâm McCormick Place để chuẩn bị bài phát biểu kết thúc nhiệm kỳ của mình.

    Tổng thống Barack Obama tại buổi lễ phát biểu. (Ảnh: Twitter)

    Hàng nghìn người trong khán phòng liên tục reo hò, vỗ tay chào mừng ông Barack Obama.

    "Xin chào Chicago. Thật vui vì được trở về nhà. Cảm ơn các bạn", Tổng thống Obama mở đầu bài phát biểu với cảm xúc nghẹn ngào.

    Sheila Baldwin, một người Mỹ gốc Phi 64 tuổi, người có được tấm vé tham dự buổi đọc diễn văn chia tay của Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7/1 sau khi đứng xếp hàng từ 5h sáng, cho biết bà "nhất định phải chứng kiến sự kiện lịch sử này" bởi theo Baldwin, việc nhìn thấy vị tổng thống Mỹ da đen đầu tiên hoàn thành hành trình của mình là điều vô cùng tuyệt vời.

    Cảnh sát Chicago có mặt từ 9h sáng để đảm bảo an ninh ở trung tâm hội nghị. Ảnh: Twitter

    8h45: Hơn 20.000 người dự kiến có mặt tại McCormick Place, trung tâm hội nghị lớn nhất vùng Bắc Mỹ và từng là nơi ông Obama phát biểu sau khi đánh bại đối thủ Mitt Romney trong cuộc bầu cử 2012.

    Vé xem buổi phát biểu được phát miễn phí và đã hết sạch nhưng hiện được rao bán trên mạng với giá hơn 1.000 USD mỗi vé.

    Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, phó tổng thống Joe Biden và phu nhân Jill Biden cũng sẽ có mặt tại sự kiện. 

    Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết thành phố Chicago được chọn làm nơi tổ chức phát biểu chia tay vì đây là nơi sự nghiệp chính trị của ông bắt đầu. Khi đó, ông là một người trẻ tuổi vừa ra trường với niềm tin vào khả năng thay đổi của nước Mỹ, Vnexpress đưa tin.

    Ông Obama cũng tiết lộ hai điều quan trọng nhất được thấy trong thời gian làm tổng thống Mỹ. Đó là sự thay đổi có thể diễn ra nếu người dân hợp sức để hướng tới điều tốt đẹp hơn và lòng tốt của người dân Mỹ, những con người đã đổ cả tâm huyết để tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn.

    Hàng nghìn người  đang chờ đợi sự xuất hiện của ông Obama trong trung tâm hội nghị. Ảnh: Chicago Tribune

    Trong một diễn biến khác, tờ Tri Thức Trực Tuyến đưa tin, 3 năm trước, Tổng thống Barack Obama đã ký đạo luật phục hồi việc bảo vệ trọn đời của Sở Mật vụ đối với các cựu tổng thống, xóa bỏ giới hạn 10 năm theo quy định cũ.

    Trong gần 200 năm, các cựu tổng thống Mỹ không có lương hưu hay bất kỳ trợ cấp hưu trí nào khác.

    Tổng thống Obama và các mật vụ bước xuống từ máy bay Không lực Một, tại Sân bay Quốc tế Tampa, bang Florida, ngày 13/4/2012. Ảnh: Getty.

    Năm 1912, ông trùm thép Andrew Carnegie từng đề nghị tài trợ một khoản lương hưu hàng năm trị giá 25.000 USD cho các cựu tổng thống. Tuy nhiên, Quốc hội đã bác bỏ vì cho rằng để các cựu tổng thống nhận trợ cấp cá nhân như vậy thì thật “khó coi”.

    Sau khi rời nhiệm sở, các cựu tổng thống Mỹ trở về cuộc sống đời thường, mỗi người một cảnh. Một số người sống giàu có, sung túc, trong khi số khác phải vật lộn về tài chính.

    Đến năm 1958, Quốc hội quyết định "duy trì phẩm giá" của chức vụ tổng thống bằng việc thông qua Đạo luật Cựu Tổng thống (FPA).

    Tổng thống Dwight Eisenhower khi đó đã ký dự luật cho phép các tổng thống và người hôn phối của họ được Sở Mật vụ bảo vệ suốt đời, đồng thời cung cấp những quyền lợi nhất định để họ thực hiện các hoạt động công vụ không chính thức sau khi rời Nhà Trắng.

    Kể từ đó, tổng thống Mỹ được hưởng các phúc lợi hưu trí trọn đời bao gồm lương hưu hàng năm, nhân viên phục vụ, các khoản phụ cấp cho văn phòng làm việc, chi phí đi lại, mật vụ bảo vệ và một số quyền lợi khác.

    Đến năm 1994, trong bối cảnh thắt lưng buộc bụng, Quốc hội Mỹ đã thông qua việc hạn chế thời gian bảo vệ các cựu tổng thống xuống còn 10 năm. Tổng thống George W. Bush và phu nhân Laura Bush là những người đầu tiên đối mặt với sự cắt giảm này.

    8 năm sau, những mối đe dọa khủng bố từ cuộc tấn công ngày 11/9 đã làm thay đổi tình hình và khiến Quốc hội Mỹ phải xem xét lại.

    Cuối năm 2012, với sự ủng hộ rộng rãi của cả 2 đảng, Quốc hội đã thông qua dự luật đảo ngược đạo luật năm 1994. Đạo luật mới được Tổng thống Obama ký vào đầu năm 2013 đã khôi phục việc bảo vệ trọn đời của Sở Mật vụ đối với các cựu tổng thống Mỹ.

    Các cựu đệ nhất phu nhân cũng được bảo vệ tương tự trừ khi họ ly dị hoặc tái hôn sau khi chồng qua đời. Ngoài ra, con cái của họ cũng được bảo vệ đến năm 16 tuổi.

    “For the past twenty-five years, you’ve been not only my wife and mother of my children, but my best friend. You took on a role you didn’t ask for and made it your own with grace and grit and style and good humor,” says Obama, getting out a white handkerchief and wiping away tears.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tong-thong-barack-obama-roi-nuoc-mat-khi-phat-bieu-chia-tay-nha-trang-a177765.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan