Hiện nay, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được sử dụng rất thường xuyên và phổ biến. Bởi, phương pháp này thực hiện khá đơn giản, cung cấp những thông tin hữu ích để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, theo dõi và điều trị các bệnh lý khác nhau hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cụ thể để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loại xét nghiệm này.
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là tên gọi chung của những thủ thuật xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu nước tiểu của người bệnh và dựa vào những thông số xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh, phát hiện hàng loạt các rối loạn như: nhiễm trùng đường tiểu, bệnh đái tháo đường, bệnh thận,...từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp, tích cực.
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu nên thực hiện khi nào?
Các bác sĩ phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi cho biết: Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm thông thường và được thực hiện bởi nhiều lý do, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được thực hiện khi:
Muốn kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Chẩn đoán bệnh chính xác.
Theo dõi tình trạng sức khỏe.
Có các biểu hiện lâm sàng của bệnh thận, nước tiểu bất thường.
Người có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính cao.
Người thái tháo đường type 1 sau 5 năm phát hiện ra bệnh và đái tháo đường type 2 ngay sau khi phát hiện ra bệnh.
Những ai cần xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu?
Việc xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu giúp bác sĩ phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Vì thế, những người cần thực hiện xét nghiệm đó là:
Người có các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi lưng, rối loạn đường tiểu, nước tiểu bất thường, phù.
Ngoài những người có triệu chứng kể trên cần đi xét nghiệm ngay thì những người dù không có triệu chứng cũng cần xét nghiệm thường xuyên đó là: Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị thận mạn tính.
Mục đích của xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Là một trong các xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu được áp dụng nhằm mục đích:
Đánh giá tổng quát sức khỏe của bệnh nhân, sức khỏe của thai phụ và cả thai nhi.
Kiểm tra, sàng lọc và phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm về gan, thận, đường tiết niệu,...
Theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của những người được chẩn đoán là mắc bệnh, từ đó đánh giá hiệu quả điều trị, theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.
Trước khi xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cần chuẩn bị những gì?
Có rất nhiều loại thuốc trong đó bao gồm thuốc cần toa, những thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Vì thế, trước khi thực hiện xét nghiệm này, hãy trao đổi với bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng, chất bổ sung, vitamin mà bạn đang sử dụng.
Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên hữu ích cũng như lựa chọn được thời điểm xét nghiệm phụ hợp, cho kết quả chính xác nhất.
Làm sao để có một mẫu nước tiểu đúng để xét nghiệm?
Trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm, bạn cần lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm giỏi chuyên môn, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại,...để đảm bảo quá trình xét nghiệm đúng quy trình, cho kết quả chính xác. Sau đây là cách lấy nước tiểu xét nghiệm đúng:
Đầu tiên, bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ đưa cho bạn một ly nhựa nhỏ có nắp và yêu cầu bạn cung cấp một lượng nước tiểu vừa đủ.
Khi bạn vào nhà vệ sinh sau đó rửa tay sạch sẽ và dùng giấy ẩm để làm sạch khu vực xung quanh bộ phận sinh dục.
Để dòng nước tiểu nhỏ chảy vào toilet nhằm làm sạch đường tiết niệu.
Tiếp theo đặt ly nhựa hứng dưới dòng nước tiểu.
Lấy mẫu nước tiểu nước khoảng nửa ly là đủ.
Cẩn thận đậy nắp ly lại và đảm bảo không chạm tay vào bên trong ly.
Đưa mẫu nước tiểu cho nhân viên y tế để nhân viên ý tế gửi tới phòng xét nghiệm.
Trị số bình thường của những thông số xét nghiệm tổng phân tích
Đánh giá kết quả quả xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Thường xét nghiệm nước tiểu sẽ không có bất kỳ rủi ro hay nguy hiểm nào nếu như bạn lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Đối với xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, mẫu nước tiểu bạn cung cấp sẽ được đánh giá theo ba cách đó là quan sát bằng mắt, xét nghiệm bằng que nhúng và soi hiển vi.
1. Kiểm tra bằng mắt
Thông thường nước tiểu có màu vàng nhạt, nhưng nếu nước tiểu màu vàng đục, dạng mây hoặc có mùi bất thường thì có thể bạn đang mắc bệnh như nhiễm trùng.
Hơn nữa máu lẫn trong nước tiểu cũng có thể khiến nước tiểu màu đỏ hoặc màu nâu. Đặc biệt, màu nước tiểu cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những thực phẩm mà bạn vừa ăn. Vì thế, các bác sĩ thường ưu tiên bạn nên lấy nước tiểu vào buổi sáng sớm, khi chưa ăn gì để cho kết quả chính xác nhất.
2. Xét nghiệm bằng que nhúng
Với xét nghiệm bằng que nhúng thì bạn có thể đánh giá qua các thông số thu thập được, chẳng hạn như:
+ Tỷ trọng:
Tỷ trọng giúp phản ánh cô đặc hay pha loãng nước tiểu của thận. Tỷ trọng thường sẽ tỷ lệ nghịch với lượng nước tiểu ngoại trừ những trường hợp như: tăng huyết áp (lượng nước tiểu bình thường nhưng tỷ trọng lại giảm), đái tháo đường (lượng nước tiểu năng nhưng tỷ trọng lại giảm).
+ pH:
pH đánh giá tình trạng tan kiền của nước tiểu. Ở những người bình thường, nồng độ pH nước tiểu trung bình là 7. Tình trạng quá tan hay quá kiềm sẽ dễ hình thành ra sỏi tiết niệu. pH cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn.
Những người ăn chay thường có pH kiềm (và thường gặp trong nhiễm trùng tiểu, nước tiểu dễ khiến các gốc phosphate kết tủa, sự kết tủa này kết hợp với NH3 và MG tạo thành sỏi struvite từ đó gây bàng quang).
Ngược lại, những người ăn nhiều thịt động vật sẽ có pH axit (pH axit dễ khiến axit uric kết quả từ đó tạo thành sỏi và loại sỏi này không cảng quang).
+ Tế bào bạch cầu:
Xét nghiệm bạch cầu dương tính thường sẽ liên quan tới nhiễm trùng tiết niệu và viêm thận.
+ Nitrite:
Kết quả xét nghiệm Nitrite dương tính thường sẽ liên quan tới nhiễm trùng tiết niệu.
+ Tế bào máu:
Nếu trong nước tiểu có sự xuất hiện của tế bào máu (tế bào bạch cầu và hồng cầu) vượt ngưỡng bình thường thì ngoài việc bệnh nhân có thể mắc những bệnh lý tại thận và sau thận, còn có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan tới tổn thương cơ. Do đó, người bệnh nên tầm soát thêm cả bệnh lý này.
+ Protein niệu:
Đạm niệu dương tính dùng để chỉ rất nhiều bệnh lý các khac như: hội chứng thận hư, viêm vi cầu thận cấp, bệnh thận đa nang, nhiễm trùng,...Trong thực hành lâm sàng thường gặp phát hiện đạm niệu trên các bệnh nhân đái tháo đường hay tăng huyết áp.
Đây chính là yếu tố nguy cơ tại thận và nguy cơ tim mạch được xác định, nếu như có chế độ điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả sẽ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh thận giai đoạn cuối.
+ Glucose:
Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái tháo đường khi đường huyết tương khi đói >126 mg/dl.
+ Thể Ketone:
Bất kỳ lượng ketone nào phát hiện ra trong nước tiểu đều có thể là dấu hiệu của đái tháo đường và bạn cần phải xét nghiệm thêm.
+ Bilirubin:
Đây là một sản phẩm của quá trình vỡ hồng cầu, thường nó sẽ theo máu, đi vào gan, nơi nó được tạo thành mật. Billirubin bình thường sẽ không có trong nước tiểu, vì thế nếu như có sự xuất hiện của Billirubin trong nước tiểu thì có nghĩa là gan của bạn đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật đang bị tắc nghẽn.
+ Urobilinogen:
Đây là sản phẩm của sự thoái hóa của bilirubin và nó cũng được đào thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen được giữ lại trong nước tiểu. Lượng Urobilinogen có trong nước tiểu nếu vượt quá ngưỡng cho phép có thể sẽ là dấu hiệu của bệnh về gan như: xơ gan, viêm gan,...khiến cho dòng chảy của dịch mật ở túi mật bị tắc nghẽn.
Những yếu tố ảnh hưởng tới xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, chẳng hạn như:
Nếu để que nhúng trong nước tiểu thời gian quá lấu, những giấy thấm có bản chất hóa học trên que có thể sẽ bị tan rã nên cho kết quả đọc và giá trị thiếu chính xác.
Nếu những miếng giấy thuốc thủ trên que bị trộn lẫn lại với nhau sẽ cho kết quả không chính xác. Do đó, bạn cần hút sạch nước tiểu còn đọng lại trên mẩu giấy thấm của que.
Phân mủ, dịch tiết của âm đạo và máu kinh có thể sẽ làm nhiễm bẩn mẫu nước tiểu.
Nếu mẫu nước tiểu xét nghiệm không được ướp lạnh trong vòng 1 giờ kể từ khi thu thập, thì sự thay đổi về cấu tạo của nước tiểu có thể sẽ xảy ra các trường hợp: Tăng độ pH do sự biến đổi của ure thành amoni bởi vi khuẩn tạo men urease, giảm đường, tăng số lượng vi khuẩn,...
Như vậy, để có kết quả xét nghiệm một cách chính xác nhất, bạn nên tuân thủ theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, bác sĩ của đơn vị xét nghiệm. Hơn nữa, để xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu chuẩn xác, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, bác sĩ giàu kinh nghiệm giỏi chuyên môn, trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại.
Hi vọng những thông tin chia sẻ hữu ích trên đây, có thể giúp bạn hiểu đúng về xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu. Mọi vướng mắc cần được các chuyên gia đầu ngành tư vấn, giải đáp chi tiết nhất, bạn hãy trao đổi trực tiếp ngay TẠI ĐÂY.
Trang