+Aa-
    Zalo

    Tọa đàm góp ý kiến xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi)

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các ý kiến phát biểu tại Tọa đàm đều tập trung vào một số vấn đề quan trọng, còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo.

    Các ý kiến phát biểu tại Tọa đàm đều tập trung vào một số vấn đề quan trọng, còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo.

    Mới đây, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm góp ý kiến xây dựng Bộ Luật lao động (sửa đổi) với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam. Cùng dự có đại diện: Bộ Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Hà Nội, Công ty Luật Galaxy và các đơn vị, ban chuyên môn và Văn phòng Trung ương Hội.

    Các ý kiến phát biểu tập trung vào một số vấn đề quan trọng, còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo. Về đổi tượng áp dụng có ý kiến đồng tình như dự thảo, nên mở rộng đối tượng áp dụng đối với nhóm lao động không có quan hệ lao động (Điều 2). Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị xem xét kỹ quy định này và cho rằng quy định như vậy là quá rộng, mặt khác trong dự thảo không thấy quy định nào đề cập đến nội dung này.

    Toàn cảnh buổi Tọa đàm

    Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa (Điều 107) Dự thảo đưa ra 2 phương án: PA1 quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng nâng thời gian làm thêm giờ theo tháng, 40 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ. PA2 nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ lên 400 giờ một năm và không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng.

    Về tuổi nghỉ hưu (Điều 169), có 2 phương án quy định cụ thể lộ trình và tuổi: PA1 quy định rõ lộ trình thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035. PA2 quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 62, nữ là 60 nhưng giao Chính phủ quy định lộ trình.

    Các đại biểu đều cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là phù hợp với tình thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và lộ trình cụ thể tăng tuổi nghỉ hưu do Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm người lao động và doanh nghiệp có thời gian thích nghi.

    Về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (từ điều 117 đến 178) bổ sung thêm tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống tổ chức của công đoàn Việt Nam.

    Bên cạnh đó, còn nhiều ý kiến liên quan đến các vấn đề khác của dự thảo luật được các đại biểu cho ý kiến như: Về phụ lục của hợp đồng lao động có nên để mở theo hướng dân sự và không hạn chế bất cứ sửa đổi nào được quy định trong phụ lục. Về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động, dự thảo để mở với người lao động (không cần lý do để chấm dứt hợp đồng), tuy nhiên lại để những điều khoản cứng nhắc với người sử dụng lao động...

    Kết luận Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Văn Quyền đánh giá cao các ý kiến đóng góp đến từ các chuyên gia, các đại biểu dự hội nghị. Hội Luật gia Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến tại Tọa đàm và có ý kiến đóng góp với các cơ quan có liên quan.

    Mai Vũ
    Bài đăng trên báo giấy  Đời sống & Pháp luật số 169 ngày 22/10/2019
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/toa-dam-gop-y-kien-xay-dung-bo-luat-lao-dong-sua-doi-a298414.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan