+Aa-
    Zalo

    Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự do chưa có luật

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Kể từ ngày 1/7, khi Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực, tòa án sẽ không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do “chưa có điều luật để áp dụng”.

    (ĐSPL) - Kể từ ngày 1/7/2016, khi Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) có hiệu lực, tòa án sẽ không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do “chưa có điều luật để áp dụng”.

    Cụ thể, Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự, nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng. Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật Dân sự và Bộ luật này quy định.


    Điều 45 của bộ luật quy định về nguyên tắc giải quyết các vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng. Theo đó, tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tuy nhiên tập quán không được trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Bộ luật Dân sự.

    Khi yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu tòa án xem xét áp dụng. Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.

    Đáng chú ý, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật (nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn), bộ luật đã bổ sung quy định về người phiên dịch cho người khuyết tật, phù hợp với quy định của Luật người khuyết tật.

    Cụ thể, người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật. Trong trường hợp này phải có người biết nói, nghe bằng ngôn ngữ, ký hiệu hoặc biết chữ của người khuyết tật để dịch lại.

    Người phiên dịch, theo quy định tại điều 81, là người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, nói cũng được coi là người phiên dịch.

    Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, nói biết được chữ, ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.

    HUY LÂM
    Nguồn: Người đưa tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/toa-an-khong-duoc-tu-choi-giai-quyet-vu-viec-dan-su-do-chua-co-luat-a137631.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan