Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn."
Theo đó, quan hệ hôn nhân chỉ được công nhận và được bảo vệ khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
Riêng hôn nhân giữa những người cùng giới tính thì Nhà nước không thừa nhận chứ không cấm.
Do đó, không có quy định bắt buộc về việc tổ chức đám cưới trước hay sau khi đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, nếu muốn làm đám cưới trước rồi mới tiến hành đăng ký kết hôn để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình thì vẫn có thể thực hiện được.
Điều kiện để đăng ký kết hôn:
Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì điều kiện để đăng ký kết hôn được quy định như sau: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được xem là đủ tuổi kết hôn; Kết hôn tự nguyện và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo luật định gồm: Không được kết hôn với người đang có vợ, có chồng; Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần); Kết hôn giữa người có cùng dòng máu trực hệ, có họ hàng trong phạm vi ba đời; Đăng ký kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi…
Hoàng Yên (T/h)