+Aa-
    Zalo

    Tình tiết giật mình vụ sập công trình trường mầm non ở Hà Nội

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trước khi xảy ra vụ sập công trình trường mần non ở Hà Nội, đơn vị tư vấn công nghệ đã có công văn gửi đơn vị thi công, chỉ ra một số thiếu sót trong quá trình thi công;

    Trước khi xảy ra vụ sập công trình trường mần non ở Hà Nội, đơn vị tư vấn công nghệ đã có công văn gửi đơn vị thi công, chỉ ra một số thiếu sót trong quá trình thi công; đồng thời đưa ra các khuyến cáo.

    Thông tin trên được báo Dân Trí đăng tải. Cụ thể, Công ty TNHH Thương mại và kỹ thật Trần Vũ (Công ty Trần Vũ) và Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) ký kết hợp đồng về việc tư vấn công nghệ và cung cấp hộp Ubot. Ngày 6/9/2017, trong công văn gửi Công ty Trần Vũ, LPC nêu rõ: "Trong quá trình thi công dự án trường mầm non Vườn Xanh, sau khi dỡ cốp pha sàn tầng 1 và tầng 2 đã xuất hiện vết nứt với độ rộng lớn nhất 0,3mm".

    Kỹ sư giám sát của LPC đã có báo cáo chi tiết quá trình thi công sàn tầng 1 và tầng 2. Theo đó, khi tiến hành thi công đổ bê tông sàn tầng 1, nhà thầu thi công đã không báo kỹ sư LPC đến kiểm tra trước khi đổ bê tông. Nhà thầu thi công không đạt tiến độ thi công đã đề ra nên vừa đổ bê tông vừa hoàn thiện lắp đặt cốt thép sàn tầng 2. Công tác tổ chức thi công của nhà thầu không đảm bảo (thiếu ánh sáng thi công, thiết bị thi công không đảm bảo: 1 đầm dùi lớn và sau đó mới bổ sung thêm 1 đầm dùi nhỏ).

    Hiện trường vụ sập đổ công trình tại dự án trường mầm non Vườn Xanh ngày 25/9. Ảnh: Tiền Phong

    Về chất lượng bê tông, cán bộ kỹ thuật nhà thầu không kiểm tra kỹ dẫn tới có xe bê tông không đảm bảo chất lượng mà vẫn cho bơm bê tông vào sàn. Kỹ sư LPC đã cảnh báo chỉ huy trưởng nhà thầu thi công về việc thiếu thép chống chọc thủng tại các đầu mũ cột nhưng nhà thầu thi công không bổ sung lắp đặt đủ theo thiết kế.

    Toàn bộ bê tông thương phẩm thi công đổ sàn tầng 1, tầng 2 là bê tông thương phẩm sử dụng phụ gia đạt mác R7. Nhà thầu thi công đã không đảm bảo quy trình bảo dưỡng bê tông với bê tông R7.

    Về mặt kỹ thuật thi công, LPC khuyến cáo chủ đầu tư không nên sử dụng bê tông R7 do bê tông R7 đòi hỏi quá trình bảo dưỡng bê tông liên tục và rất dễ xảy ra hiện tượng nứt bề mặt bê tông do co ngót; đề xuất chủ đầu tư sử dụng bê tông R14 trở lên để đảm bảo chất lượng.

    Công ty LPC cũng khuyến cáo nhà thầu thi công cần bổ sung thiết bị phục vụ thi công đầy đủ nhằm đảm bảo ánh sáng thi công, thiết bị thi công cần chống tối thiểu 2 tầng giáo. Trong quá trình thi công đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật nhà thầu không nhận xe bê tông không đảm bảo chất lượng theo tài liệu kỹ thuật đã được phê duyệt.

    Trước đó, khoảng 3h ngày 25/9, đơn vị thi công công trình trường mầm non Vườn Xanh là Công ty TNHH Thương Mại và Kỹ thuật Trần Vũ đang đổ bê tông sàn tầng 3 thì xảy ra sự cố. Diện tích bị đổ sập là toàn bộ tầng 1, tầng 2 gần 500 m2.

    Công trình này được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng vào 22/6. Chủ đầu tư thông báo khởi công ngày 8/8 và được UBND phường Mỹ Đình 1 xác nhận.

    Theo báo Tri Thức Trực Tuyến, chiều 25/9, ông Chu Văn Đức, Đội trưởng Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm cho biết, nguyên nhân ban đầu của sự cố có thể do kết cần giàn giáo không đủ khả năng chịu lực dẫn đến sàn tầng 3, sàn tầng 2 bị sụp xuống tầng 1. Đội trưởng Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm cho biết thêm đơn vị đã đình chỉ thi công đối với công trình. Sở Xây dựng đã tổ chức họp khẩn để tìm hướng giải quyết vụ việc.

    Liên quan đến vụ việc, trao đổi với PV báo Tiền Phong, TS. Nguyễn Văn Hùng – Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng, khả năng trong quá trình đổ bê tông hệ thống chống đỡ, cốp pha không tốt, chống đỡ yếu hoặc bị xê dịch khỏi vị trí gây bất lợi và làm sập cả sàn bê tông vừa đổ.

    “Sàn bê tông vừa đổ thường non, tải trọng nặng hơn, trong khi đó hệ thống chống đỡ không tốt, có thể bị xê dịch khỏi vị trí. Khi đó cột có thể bị đẩy xê dịch khỏi vị trí làm tải trọng bị sập xuống. Nhìn những hình ảnh từ hiện trường có thể thấy cột bị gãy hết”, TS Hùng phân tích.

    Theo TS Hùng, để khắc phục sự cố cần phải tháo dỡ, làm lại hệ thống cột chống đỡ. Đối với cốt thép phải xem xét kỹ nếu hỏng thì phải thay mới. “Cần phải xem xét kỹ hệ thống chống đỡ. Ở đây không loại trừ cả cột đứng vì bản thân nó cũng chưa đủ vững. Theo tôi sự cố xảy ra trong quá trình đang thi công nên lỗi sơ bộ thuộc về đơn vị thi công”, ông Hùng nhấn mạnh.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-tiet-giat-minh-vu-sap-cong-trinh-truong-mam-non-o-ha-noi-a203384.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan