+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 6/4: Nga thực hiện liên tiếp 70 cuộc không kích vào IS

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 6/4: Nga thực hiện liên tiếp 70 cuộc không kích vào IS; Căn cứ F-16 Mỹ bị tấn công bằng tên lửa;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 6/4: Nga thực hiện liên tiếp 70 cuộc không kích vào IS; Căn cứ F-16 Mỹ bị tấn công bằng tên lửa;...

    Nga thực hiện liên tiếp 70 cuộc không kích vào IS

    Nga thực hiện hơn 70 cuộc không kích vào khủng bố IS trong 2 ngày. Ảnh minh họa

    Đài quan sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, ngày 3/4 và 4/4, máy bay chiến đấu của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) đã thực hiện hơn 70 cuộc không kích vào các nhóm khủng bố thuộc mạng lưới IS ở miền trung Syria.

    Không kích nhằm vào các phương tiện và nơi ẩn náu của các nhóm khủng bố ở các khu vực: Jebel Bishri, trên biên giới hành chính giữa Raqqa và Deir Ezzor; sa mạc của al-Mayadin ở phía nam Deir Ezzor; tam giác Hama-Aleppo-Raqqa.

    Theo báo cáo của SOHR, ít nhất 15 tên khủng bố IS đã bị tiêu diệt trong đợt không kích này của Nga.

    Lực lượng Không quân Ả Rập Syria (SAAF) cũng đang triển khai tấn công vào các nhóm khủng bố thuộc mạng lưới IS ở khu vực miền trung. Những hình ảnh được chia sẻ ngày 4/4 cho thấy, một máy bay chiến đấu Su-22 và 2 trực thăng của SAAF đã tham gia cuộc tấn công.

    Hồi đầu tuần trước, quân chính phủ Syria đã khởi động chiến dịch phối hợp quy mô lớn ở vùng nông thôn phía nam và phía tây Deir Ezzor với sự hỗ trợ của VKS.

    Căn cứ F-16 Mỹ bị tấn công bằng tên lửa

    Căn cứ không quân Al-Balad. Ảnh: Al-Ain News

    Cuộc tấn công xảy ra hôm 4/4, v ũ khí tấn công là hai quả tên lửa tầm ngắn được phóng về phía sân bay quân sự Al-Balad, cách thủ đô Baghdad khoảng 60km về phía bắc, nhưng bị hụt tầm và rơi xuống ngay sát rìa căn cứ.

    Đây là vụ tấn công bằng tên lửa thứ hai nhằm vào căn cứ Al-Balad trong gần một tháng qua, diễn ra chỉ vài ngày trước những cuộc đối thoại chiến lược giữa Baghdad với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

    Chưa có nhóm nào nhận trách nhiệm về cuộc tập kích. Al-Balad là nơi tập trung phi đội tiêm kích đa năng F-16IQ của Iraq và một số ít tiêm kích Mỹ. Mỹ cũng từng triển khai nhiều binh sĩ không quân và nhà thầu dân sự tại đây, nhưng một số đã rời đi do tình hình căng thẳng từ đầu năm 2021.

    Quân đội Mỹ vào Iraq năm 2003 để lật đổ Tổng thống Saddam Hussein, sau đó rút hoàn toàn lực lượng khỏi Iraq vào tháng 12/2011 theo lệnh của Tổng thống Barack Obama, nhưng quay lại từ năm 2014 để chống khủng bố IS theo đề nghị của chính phủ nước này.

    Hiện IS đã bị đánh bại nhưng Mỹ vẫn duy trì hàng nghìn binh sĩ đồn trú tại Iraq để huấn luyện và hỗ trợ quân đội nước này ngăn phiến quân trỗi dậy. Các cơ sở và lực lượng Mỹ tại Iraq từng nhiều lần bị tập kích bằng rocket hồi năm ngoái.

    Mỹ cáo buộc các lực lượng dân quân thân Iran đứng sau những vụ tấn công này và nhiều lần không kích đáp trả. Quân đội Mỹ hôm 25/2 không kích vị trí dân quân thân Iran ở miền đông Syria để trả đũa vụ phóng rocket làm hai người chết ở Erbil, miền bắc Iraq trước đó hai ngày.

    Bất chấp động thái cứng rắn và tăng cường an ninh của Mỹ, những cuộc tấn công vào cơ sở và đoàn xe có lính Mỹ tại Iraq vẫn không ngừng xảy ra.

    Mỹ lo ngại máy bay chiến đấu Nga Su-57

     Máy bay chiến đấu Su-57-Nga. Ảnh: AP

    Theo 19FortyFive, máy bay chiến đấu Nga thế hệ thứ năm Su-57 có thể là "sát thủ" tàu sân bay hải quân Mỹ.

    Bài báo lưu ý máy bay này chuyên dụng tiêu diệt mục tiêu mặt đất, trên không và trên biển, có thể được trang bị tên lửa chống tàu mới. 19FortyFive cho biết hiện tại máy bay chiến đấu Nga được trang bị tên lửa X-35.

    Tuy nhiên, chương trình Su-57 phải đối mặt với "nhiều chậm trễ, liên quan đến vụ tai nạn tháng 12/2019, dẫn đến việc liệu khi nào máy bay được đưa vào vận hành.

    Lô máy bay chiến đấu Su-57 thế hệ thứ năm sản xuất hàng loạt đầu tiên đã vào biên chế cho lực lượng không quân Nga vào tháng 12/2020.

    "Su-57 có một dàn vũ khí hoàn chỉnh, cơ động cao, tốc độ nhanh và có thể bay trong một thời gian dài với tốc độ siêu thanh, và không có đối thủ khi tăng lực. Về trang thiết bị điện tử vô tuyến, nó cao hơn một cái đầu so với F-35 và F-22 của Mỹ", chuyên gia quân sự Alexey Leonkov nói trong một cuộc phỏng vấn với Baltnews.

    Chuyên gia nhắc lại khi Su-57 đã được thử nghiệm ở Syria, thì không có radar nào của Mỹ, vốn rất nhiều trong khu vực, có thể bắt được máy bay chiến đấu Nga.

    Với F-35 thì ngược lại, không chỉ radar mặt đất Nga mà cả radar trên các máy bay cũng phát hiện được.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-64-nga-thuc-hien-lien-tiep-70-cuoc-khong-kich-vao-is-a361517.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan