+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 25/1: UAV Nga không kích kho dầu lớn nhất của phiến quân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 25/1: UAV Nga không kích kho dầu lớn nhất của phiến quân; Iran lại muốn mua S-400 sau khi Bavar-373 gây thất vọng;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 25/1: UAV Nga không kích kho dầu lớn nhất của phiến quân; Iran lại muốn mua S-400 sau khi Bavar-373 gây thất vọng;...

    UAV Nga không kích kho dầu lớn nhất của phiến quân

    Một chiếc UAV tấn công Orion của Nga. Ảnh: BMPD

    Ngày 25/1, một máy bay không người lái, UAV tấn công - trinh sát hạng nặng Orion của Nga đã tấn công kho dầu lớn nhất của các chiến binh thánh chiến thân Thổ Nhĩ Kỳ.

    Được sử dụng rộng rãi ở Syria thời gian gần đây, phương tiện này đã thực hiện một cuộc tấn công tên lửa khác vào kho dầu của bọn khủng bố gần thành phố Tarhin. Đây là cuộc không kích thứ ba của Nga tại khu vực chỉ trong vài tuần qua.

    Theo tài khoản Twitter của nhà quan sát Last Defender, máy bay không người lái Orion của Nga một lần nữa đã tấn công các vị trí khủng bố ở Tây Bắc Syria. Cuộc không kích cuối cùng như vậy là vào ngày 10/1.

    Điều này cho thấy Nga đang cố gắng ngăn chặn các chiến binh vận chuyển dầu sang nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt cơ sở vật chất cùng với những thứ khác, bao gồm nhân lực kho thiết bị và vũ khí của họ.

    Ngoài ra theo một số nguồn tin khác, tổng cộng đã có hai vụ nổ được ghi nhận, tuy nhiên có ý kiến ​​cho rằng các cuộc tấn công không phải do máy bay không người lái thực hiện mà do máy bay chiến đấu tiến hành, căn cứ vào số lượng bom đạn có sức công phá lớn đã được sử dụng.

    Mặc dù vậy, tài khoản của nhà quan sát Sentry Syria đã xác nhận không lâu trước khi cuộc không kích xảy ra, một máy bay không người lái thực sự đã được nhìn thấy gần khu vực, nhưng có thể vai trò của nó chỉ là quan sát, chỉ điểm mục tiêu cho máy bay ném bom Nga.

    Cho đến thời điểm hiện tại, đại diện các bên liên quan bao gồm cả Quân đội Nga, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ lẫn các tay súng thánh chiến đều không đưa ra bất cứ nhận xét, bình luận nào về sự kiện vừa diễn ra.

    Iran lại muốn mua S-400 sau khi Bavar-373 gây thất vọng

    Hệ thống phòng không Bavar-373. Ảnh: Avia-pro

    Trong thời gian qua, Iran đã điều động một số tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa nội địa Bavar-373 tới Syria để bảo vệ các địa điểm đóng quân của mình, thậm chí còn triển khai chúng ở biên giới Lebanon để đánh chặn tiêm kích Israel từ xa.

    Tehran tự tin tuyên bố Bavar-373 có tính năng kỹ chiến thuật ưu việt hơn hẳn S-400, thậm chí vũ khí này sẽ có màn thể hiện ấn tượng hơn vì tính năng kỹ chiến thuật của chúng vẫn được bảo mật gần như tuyệt đối và không chịu sự chi phối của Nga.

    Tuy nhiên thực tế, sau khi chiến đấu cơ Israel tiến hành nhiều cuộc oanh kích vào các lực lượng của Tehran ở Syria, tổ hợp tên lửa phòng không Bavar 373 đã cho thấy khả năng phát hiện và tấn công các mục tiêu là rất kém, điều đó khiến Iran lại phải nghĩ đến việc mua các S-400 Triumf của Nga.

    Trước đó giới truyền thông khu vực khẳng định hệ thống phòng không nội địa của Iran không những chẳng bắn hạ được một tên lửa hay máy bay nào của Israel, mà thậm chí nó còn không dám tham chiến.

    "Kể từ khi xuất hiện dữ liệu về việc triển khai các hệ thống phòng không Iran ở Syria, ít nhất 20 cuộc không kích đã được thực hiện vào các vị trí của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) ở nước cộng hòa Ả Rập, tuy nhiên chẳng có cuộc tấn công nào bị hệ thống phòng không Bavar-373 đẩy lùi", trang Avia-pro cho biết.

    Xét trên thực tế Không quân Israel thường mở những cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác đi kèm với những hoạt động tác chiến điện tử, trong trường hợp bị chế quy mô lớn, các hệ thống phòng không của Iran sẽ chẳng có cơ hội đẩy lùi một cuộc oanh kích nào cả, do đó Tehran lại đang thảo luận về khả năng có được các tổ hợp S-400.

    Giới chuyên gia tại Nga cho rằng chỉ cần chi vài tỷ USD, Iran sẽ khả năng tự bảo vệ mình, đồng thời sẽ biết trước liệu máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Không quân Mỹ có ở gần biên giới của họ hay không, ngoài ra việc triển khai radar cảnh báo sớm, Iran cũng sẽ biết về tình hình trên các căn cứ quân sự của họ ở miền Đông Syria.

    Israel cử giám đốc tình báo gặp tân Tổng thống Mỹ Biden

    Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) ngồi cạnh Giám đốc Tình báo Yossi Cohen. Ảnh: AFP

    RT đưa tin, ông Yossi Cohen, người đứng đầu cơ quan tình báo Mossad và là một trong những đồng minh thân cận nhất của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, dự kiến đến thủ đô Washington vào tháng tới để trình bày lên chính quyền Tổng thống Biden bản thảo điều kiện liên quan tới một thỏa thuận hạt nhân tiềm năng với Tehran.

    Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tel Aviv lo ngại chính quyền Mỹ mới của Tổng thống Biden sẽ khôi phục thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran.

    Ông Cohen cũng được cho là sẽ gặp Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và một lần nữa đưa ra bản đánh giá tình báo về chương trình hạt nhân Iran.

    Đội ngũ tới Washington của Israel sẽ yêu cầu “thay đổi triệt để” thỏa thuận trước đó, với những điều kiệt khắt khe hơn đối với Tehran, bao gồm ngừng hoàn toàn việc làm giàu urani và sản xuất máy ly tâm tiên tiến. Trên hết, Israel muốn Iran ngừng “hỗ trợ các nhóm khủng bố” và “chấm dứt hiện diện quân sự ở Iraq, Syria và Yemen”.

    Về phần mình, tuần trước, Tổng thống Iran một lần nữa nhấn mạnh quốc gia sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán thỏa thuận hạt nhân, nhưng điều đó tùy thuộc xem chính quyền của Tổng thống Biden có thể hiện những nhượng bộ cần thiết hay không.

    Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) được Iran và 6 cường quốc khác ký kết vào năm 2015 nhằm kiềm chế tham vọng hạt nhân của nước này. Israel từng vận động rất nhiều để chính quyền cựu Tổng thống Obama phản đối tham gia thỏa thuận này và khi ông Donald Trump lên nắm quyền, nỗ lực của Israel thành công khi Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận, cùng với đó là tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Tehran.

    Kể từ đó, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ ngày càng leo thang, Iran cũng chọn cách dần dần từ bỏ thỏa thuận.

    Tháng 1/2021, Iran tuyên bố bắt đầu làm giàu urani lên 20%, vượt xa các điều kiện hạn chế của thỏa thuận. Iran cũng đưa ra một tối hậu thư mang tính biểu tượng. Phát ngôn viên của Iran nhấn mạnh chính quyền của Tổng thống Biden sẽ có một tháng, đến ngày 21/2, để đảo ngược các lệnh trừng phạt. Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát Iran tuân thủ thỏa thuận, cảnh báo thời gian sắp hết khi "chỉ còn vài tuần nữa" để cứu JCPOA.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-251-uav-nga-khong-kich-kho-dau-lon-nhat-cua-phien-quan-a353799.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan