Mỹ - Israel huấn luyện tấn công tầm xa cơ sở hạt nhân của Iran
Israel và Mỹ có kế hoạch tổ chức các cuộc thảo luận về các cuộc tập trận chung mô phỏng cuộc tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, được xem xét trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Israel và các quan chức Lầu Năm Góc vào ngày 9/12. Việc này liên quan đến "hàng chục" máy bay bao gồm máy bay chiến đấu F-35, F-16 và F-15, nhiều máy bay trinh sát và máy bay tiếp dầu trên không, và sẽ được thực hiện xa trên biển Địa Trung Hải trong vùng biển quốc tế để mô phỏng khoảng cách mà một hạm đội sẽ di chuyển đến các cơ sở của Iran.
Truyền thông Israel ngày 6/12 đưa tin Tev Aviv đang lên kế hoạch yêu cầu Mỹ xem xét các cuộc tấn công nhằm vào Iran khi các cuộc đàm phán tại Vienna giữa các bên ký kết JCPOA đã không đạt được tiến bộ. Israel phản đối JCPOA ngay từ đầu và đã tuyên bố phản đối mạnh mẽ việc nối lại đàm phán mà không có nhiều hạn chế nghiêm khắc hơn đối với Iran.
Trong khi JCPOA ban đầu được ký vào năm 2015 để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đơn phương của Liên Hợp Quốc và phương Tây đối với Iran, ngày nay vị thế của phương Tây yếu đi đáng kể khi chỉ còn các biện pháp trừng phạt đơn phương, khiến nền kinh tế Iran tự do hơn nhiều trong giao dịch và nhận đầu tư từ các bên không phải phương Tây, chẳng hạn như Trung Quốc. Hạn chế cuối cùng của JCPOA, một lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc đối với một số vũ khí nhập khẩu, đã được dỡ bỏ vào tháng 10/2020, nghĩa là Iran hiện tại không có hạn chế bất thường nào đối với kinh tế hoặc quân sự, ngoài những hạn chế đơn phương từ Mỹ và một số đồng minh của họ.
Giới chức Mỹ tuyên bố họ sẽ không bình luận về các cuộc tập trận chung có thể nhắm vào Iran, nhưng sự tham gia của Mỹ được coi là quan trọng đối với thành công của một hoạt động như vậy. Ngoài phi đội nhỏ gồm 25 máy bay chiến đấu F-15I của Israel, không máy bay nào trong kho của họ có thể bay qua các địa điểm hạt nhân của Iran với tải trọng vũ khí mà không cần tiếp nhiên liệu trên không trừ khi sử dụng các căn cứ ở nước ngoài.
Mỹ không chỉ triển khai phi đội máy bay chiến đấu tấn công lớn gấp nhiều lần mà còn cả máy bay ném bom hạng nặng và nhiều loại máy bay hỗ trợ cho tác chiến điện tử, cảnh báo sớm và kiểm soát đường không. Đối với các cơ sở hạt nhân được bảo vệ nghiêm ngặt, vũ khí phi hạt nhân duy nhất có thể xuyên thủng chúng sẽ là bom dẫn đường đánh boongke như GBU-57, được triển khai bởi máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ.
Mỹ không rút hết quân khỏi Iraq
Cố vấn An ninh Quốc gia Iraq là ông Qasem al-Araji hôm 11/12/2021 đã thông báo với giới truyền thông về việc hoàn tất nhiệm vụ của liên minh quốc tế chống khủng bố do Mỹ đứng đầu ở đất nước này và cho biết, liên quân phải sẽ rút lực lượng của họ ra khỏi đất nước Iraq.
Trước đó, Tahsin al-Khafaji, phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy liên hợp các lực lượng vũ trang nước này cho biết, hầu hết các đơn vị tác chiến nước ngoài đã rời khỏi lãnh thổ Iraq.
“Hôm nay chúng tôi đã hoàn thành vòng đối thoại cuối cùng với liên minh quốc tế, bắt đầu từ năm ngoái, để chính thức tuyên bố kết thúc sứ mệnh quân sự của liên quân và việc họ rút quân khỏi Iraq” - al-Araji cho biết trên Twitter.
Theo ông, quan hệ với liên minh quốc tế sẽ chỉ còn tiếp tục trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện và tư vấn, liên minh sẽ không còn bất cứ lực lượng nào liên quan đến lĩnh vực chiến đấu, trên đất nước này.
Được biết, vào ngày 5/1/2020, Quốc hội Iraq với đa số phiếu bầu đã thông qua việc rút quân đội nước ngoài khỏi đất nước, đồng thời lên tiếng ủng hộ việc sửa đổi hình thức hợp tác với liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu.
Các biện pháp này là phản ứng đối với hoạt động quân sự trái phép của Mỹ trong khu vực sân bay quốc tế Baghdad, hậu quả là vào đêm ngày 3/1/2020, Tướng Iran Qassem Soleimani và phó chỉ huy lực lượng dân quân người Shiite của Iraq Abu Mahdi al-Muhandis đã bị giết.
Sau những sự kiện này, liên quân do Mỹ đứng đầu đã bàn giao cho quân đội Iraq một số cơ sở mà quân đội Mỹ đã đóng trước đây, bao gồm một số căn cứ không quân và trụ sở của các cố vấn quân sự của liên quân.
Tuy nhiên, vào ngày 12/12 vừa qua, Tướng Frank Mckenzie, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm Hoa Kỳ (CENTCOM), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press rằng, Mỹ không có ý định rời Iraq và cắt giảm lực lượng quân sự ở nước này.
Vị tướng lưu ý rằng trong tương lai gần, Nhà Trắng không có kế hoạch rút quân toàn diện khỏi Iraq. Lầu Năm Góc sẽ duy trì một lực lượng quân sự ở Iraq với số lượng 2.500 binh sĩ.
Đặc biệt, vai trò của họ sẽ là cung cấp hỗ trợ trên không và các hỗ trợ khác trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS), vốn vẫn là mối đe dọa đối với đất nước và toàn bộ khu vực, có thể sẽ tiếp tục trỗi dậy, bằng cách thay đổi tên gọi.
Ông thừa nhận rằng, liên quan tới tình hình trên, có thể sẽ xảy ra nhiều hơn các cuộc tấn công vào quân nhân Mỹ và Iraq từ lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn, vì họ muốn Mỹ hoàn toàn rời khỏi đất nước.
Hoa Vũ (T/h)