+Aa-
    Zalo

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/8: Nga bắn hạ 3 chiếc UAV tiếp cận căn cứ lớn nhất ở Syria

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/8: Nga bắn hạ 3 chiếc UAV tiếp cận căn cứ lớn nhất ở Syria; Nga nhiều xe tăng chiến đấu gấp đôi Mỹ;...

    Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/8: Nga bắn hạ 3 chiếc UAV tiếp cận căn cứ lớn nhất ở Syria; Nga nhiều xe tăng chiến đấu gấp đôi Mỹ;...

    Nga bắn hạ 3 chiếc UAV tiếp cận căn cứ lớn nhất ở Syria

    Phòng không Nga bắn hạ UAV tiếp cận căn cứ ở Syria. Ảnh cắt clip

    Lực lượng phòng không Nga đã chặn một số máy bay không người lái (UAV) của đối phương ở gần căn cứ lớn nhất của họ bên trong Syria hôm qua (10/8).

    Theo các báo cáo địa phương, lực lượng phòng không Nga đã chặn ít nhất 3 chiếc UAV đang cố gắng tiếp cận căn cứ không quân Hmeimim.

    Những chiếc UAV này được cho là cất cánh từ biên giới hành chính tỉnh Latakia – Idlib ở tây bắc Syria.

    Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về tuyên bố này. Tuy nhiên, hãng tin SANA của Syria và một số phóng viên địa phương đều đưa ra thông tin tương tự.

    Nếu đúng, đây là lần thứ 2 kể từ tháng 7, lực lượng chiến binh ở tây bắc Syria đã cố gắng tấn công căn cứ không quân Hmeimim ở gần thành phố ven biển Jableh của Syria.

    Nga nhiều xe tăng chiến đấu gấp đôi Mỹ

    Nga nhiều xe tăng chiến đấu gấp đôi Mỹ. Ảnh minh họa

    NI dẫn lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga cho biết, quân đội Nga đã tiếp nhận thêm 160 xe tăng trong nửa đầu năm 2020; trong đó có nhiều chiếc T-72B và T-80 được sửa chữa, tân trang và nâng cấp.

    iện nay Quân đội Nga có tới 27.000 xe tăng, xe bọc thép các loại; trong đó có tới 12.000 xe tăng, gấp đôi số lượng 6.000 xe tăng của Mỹ. Số xe tăng này một phần đang ở trong trạng thái chiến đấu, còn phần lớn trong trình trạng niêm cất dài hạn.

    National Interest nhận định rằng, khoảng cách về số lượng xe tăng giữa Mỹ và Nga đã kích hoạt nhiều cuộc thảo luận dài hạn về tương lai của cuộc chiến tranh trên bộ, nhất là vai trò của xe tăng trong các cuộc chiến tổng lực hoặc cục bộ, thậm chí là chống khủng bố.

    Hiện nay Nga vẫn đang sở hữu một số lượng lớn xe tăng T-72B, đây là loại xe tăng của đầu thế hệ thứ ba và hiện được Nga tập trung được nâng cấp; liệu T-72B có thể đối đầu được với những chiếc M1A1/2 Abrams trong một cuộc chiến tổng lực, đây là thách thức đặt ra với các nhà xây dựng điều lệnh chiến đấu của Mỹ.

    Mặc dù quân đội Mỹ không thể biết chi tiết cụ thể về quá trình nâng cấp kỹ thuật của xe tăng T-72B, nhưng quân đội Mỹ cho rằng, dù T-72 có thể được nâng cấp kỹ thuật như thế nào, thì cũng không thể so sánh với phiên bản xe tăng Abrams mới nhất của Mỹ.

    Theo quân đội Mỹ, phiên bản cải tiến mới nhất của Abrams được trang bị cảm biến hồng ngoại tiên tiến, thiết bị ngắm ảnh nhiệt thế hệ mới dùng để phát hiện tín hiệu nhiệt từ xe đối phương, áo giáp mới và đạn pháo đa chức năng.

    Mặc dù có những nâng cấp như vậy, nhưng quân đội Mỹ vẫn không tự tin những xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams mới nhất của họ không thể chiến thắng được xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 của Nga.

    Lầu Năm Góc "phát hoảng" khi tàu sân bay Eisenhower mất dấu tàu ngầm Nga

    Nga sở hữu lực lượng tàu ngầm mạnh mẽ nhất thế giới. Ảnh: Sohu

    Lực lượng tàu ngầm Nga ngày càng trở nên “đáng sợ” hơn, khi mà Hải quân Nga không ngừng giảm được tiếng ồn của của loại tàu này khi hoạt động dưới biển sâu và trang bị thêm cho nó những loại tên lửa hành trình với sức công phá lớn như tên lửa Kalibr có tầm bắn 2.500 km, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

    Trong khi đó, khả năng chống ngầm của NATO ngày càng suy yếu từ sau Chiến tranh Lạnh. Mặc dù những năm gần đây, NATO đã tiến hành nhiều lần nâng cấp lực lượng này, nhưng vẫn không theo kịp đà tiến của tàu ngầm Nga.

    Sau khi bị Mỹ và EU trừng phạt do sáp nhập Crimea năm 2014, tàu ngầm Nga tăng cường hoạt động ở vùng biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải sát với châu Âu, nhất là bờ biển Anh. Hải quân Hoàng gia Anh thỉnh thoảng cũng phát hiện dấu vết của tàu ngầm hạt nhân Nga, nhưng “bó tay”, điều này đã phơi bày những thiếu sót về khả năng chống tàu ngầm của Hải quân Anh.

    Vào năm 2018, các cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào Syria thậm chí còn “bi đát”. Do sự can thiệp của các tàu ngầm Hạm đội Biển Đen Nga, các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Pháp cuối cùng đã không thể phóng tên lửa hành trình và bắn trượt mục tiêu ở Syria.

    Những năm gần đây, khu vực biển Địa Trung Hải ngày càng “nhộn nhịp”, NATO và Nga đều tăng cường tàu ngầm đến hoạt động ở đây. Để theo dõi tàu ngầm Nga, Mỹ và NATO đã bố trí nhiều máy bay săn ngầm hiện đại đến các căn cứ xung quanh khu vực này, nhưng vẫn không thể kiểm soát được tình hình.

    Hoa Vũ (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-hinh-chien-su-syria-moi-nhat-ngay-128-nga-ban-ha-3-chiec-uav-tiep-can-can-cu-lon-nhat-o-syria-a334569.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan