+Aa-
    Zalo

    Tinh giản biên chế giáo viên: “Đừng dập khuôn, máy móc”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế giáo viên, nhiều tỉnh thành địa phương bắt đầu tỏ rõ sự lo lắng và lúng túng.

    Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế giáo viên, nhiều tỉnh thành địa phương bắt đầu tỏ rõ sự lo lắng và lúng túng.

    Trong hội nghị tổng kết năm học năm 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 do bộ GD&ĐT tổ chức với 63 điểm cầu tại 63 tỉnh, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nhận định, việc tinh giản biên chế giáo viên ở nhiều địa phương là vấn đề khó khăn, mâu thuẫn.

    Ví dụ như tỉnh Phú Thọ đã tiến hành rà soát quy hoạch bằng sáp nhập các trường, giải thể trường nhỏ… Riêng với phần biên chế, tỉnh thực hiện giảm 10% từ nay đến 2021. Phú Thọ có 24.000 giáo viên biên chế, nếu như thế thì giảm đến 2.400 giáo viên. Tuy nhiên, tỉnh lại đang thiếu giáo viên mầm non gay gắt. Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở rất nhiều tỉnh thành.

    Hiện nay cả nước thiếu rất nhiều giáo viên mầm non - Ảnh minh họa

    Theo thống kê mới nhất của bộ GD&ĐT, cả nước hiện thiếu 40.000 giáo viên mầm non, tiểu học. Tuy nhiên, ở bậc THCS, THPT lại thừa tới 17.000 người. Đây là bài toán nan giải đối với ngành giáo dục.

    Trao đổi với PV về vấn đề này, ĐBQH Phạm Văn Hòa - Ủy viên ủy ban Pháp luật của Quốc Hội cho biết: “Tinh giản biên chế là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Chính phủ, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và chúng ta phải thực hiện nghiêm túc, khách quan. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, việc tinh giản biên chế cần được tiến hành hợp lý, không máy móc, dập khuôn.

    Hiện nay tình trạng giáo viên trên cả nước đang rơi vào thừa thiếu cục bộ, thừa giáo viên THPT, THCS trong khi lại thiếu giáo viên bậc Tiểu học và mầm non cho nên cần phải cân nhắc tính toán số lượng của từng trường, từng học sinh. Từ đó, mới có sự phân bổ cho phù hợp với nhu cầu dạy và học, đảm bảo cho sự phát triển của ngành giáo dục”.

    ĐBQH Phạm Văn Hòa.

    ĐBQH Hòa phân tích: “Trong thời gian qua, chúng ta tuyển giáo viên rất ồ ạt, tràn lan mà không tính tới hậu quả, không tính tới tỉ lệ giáo viên, học sinh. Đến nay, khi rà soát mới thấy số lượng đó đã phình to. Có thể khẳng định hầu như tỉnh thành nào cũng thừa giáo viên cấp THPT và THCS.

    Vì những sai sót đó, giờ chúng ta lại quá vội vàng trong tinh giản biên chế dẫn tới tình trạng hụt hẫng, thiếu hụt cục bộ dẫn đến tình trạng các tỉnh thành rơi vào tâm lý hoang mang, không biết giải quyết ra sao. Thậm chí, nếu làm ồ ạt, dập khuôn quá mức sẽ dẫn tới sự phản cảm, phản ứng rất lớn từ người dân. Qua đó, chúng ta phải xác định việc tinh giản giáo viên là điều cần thiết nhưng cũng cần làm rõ việc tinh giản ai, đối tượng nào, phải chắt chắt lọc, rà soát những giáo viên mình tuyển chưa đúng vì nhiều lí do khác nhau… Tất cả phải được thực hiện 1 cách phải khách quan và công tâm”.

    Đỗ Chang - Hải Yến

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tinh-gian-bien-che-giao-vien-dung-dap-khuon-may-moc-a242571.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan