(ĐSPL) - Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 23/1: Hà Nội không đồng ý rung chuông thay pháo hoa đêm giao thừa; Người dân bật khóc giữa ga Sài Gòn vì lỡ chuyến tàu về quê...
Hà Nội không đồng ý rung chuông thay pháo hoa đêm giao thừa
Tại hội nghị triển khai công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn TP năm 2017, đại diện quận Hoàn Kiếm cho biết, theo văn bản đề nghị của Sở Văn hoá Thể thao, quận đã chỉ đạo các cơ sở tôn giáo, di tích rung chuông vào thời khắc giao thừa. Vị này cũng cho rằng, nên có hướng dẫn cụ thể để dễ thực hiện, kể cả việc rung chuông vào thời điểm nào, đánh bao nhiêu tiếng, tạo độ ngân cho chuông thế nào…
Về việc này, Phó chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý nêu quan điểm nên dừng việc rung chuông. "TP không có chủ trương, quy định nào về việc rung chuông lúc giao thừa. Theo tôi, không nên chỉ đạo các cơ sở tôn giáo làm thế. Nhà chùa nào có nhu cầu thì để chùa thực hiện thôi" - ông Quý nói. Xem chi tiết
Người dân bật khóc giữa ga Sài Gòn vì lỡ chuyến tàu về quê
Chiều 21/1, tại ga Sài Gòn nhiều người dân đến ga trễ do tình trạng ùn tắc dọc các tuyến đường vào ga khiến họ hoảng loạn, bật khóc ngay giữa ga tàu vì không biết làm sao để có thể về quê ăn Tết.
Khoảng 14h ngày 21/1, chị Đinh Phạm Thị Tín (21 tuổi, quê Điện Bàn, Quảng Nam) đến ga Sài Gòn lên đường về quê ăn tết. Tuy nhiên, thay vì lên tàu TN4, chị Tín lại lên nhầm một tàu khác. Chị Tín hốt hoảng bước xuống thì tàu TN4 đã khởi hành. Thấy lỡ chuyến tàu về quê, chị Tín bật khóc giữa nhà ga. Xem chi tiết
Hà Nội yêu cầu báo cáo việc tặng quà, nhận quà Tết không đúng quy định
UBND TP Hà Nội yêu cầu người đứng đầu các đơn vị trực thuộc TP báo cáo việc sử dụng tài sản công, tặng quà, nhận quà Tết không đúng quy định.
Đồng thời, nắm tình hình và báo cáo UBND TP kết quả thực hiện, những trường hợp sử dụng tài sản công không đúng quy định, lãng phí; tặng quà và nhận quà không đúng quy định trong dịp Tết Nguyên đán năm 2017 (qua Thanh tra TP để tổng hợp chung) trước ngày 3/2. Xem chi tiết
Thanh Hóa: Hàng chục công nhân nhập viện sau bữa ăn trưa
Chiều 21/1, Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống (Thanh Hóa) tiếp nhận 22 bệnh nhân là công nhân làm việc tại Công ty may TNHH Dream F Thanh Hóa (đóng tại xã Minh Khôi, huyện Nông Cống) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm. Xem chi tiết
Điều 6 Luật ATTP về: Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. 2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật. 4. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
Tổng hợp