Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 20/3/2018. Cập nhật tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 20/3/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.
Vụ hai vợ chồng thương vong tại chòi rẫy: 30 triệu đồng của nạn nhân vẫn nguyên vẹn
Theo tin từ CQĐT Công an tỉnh Bình Thuận, hiện đơn vị này đang phối hợp cùng lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân cái chết của bà Trương Thị Tuyết Nga (SN 1974, ngụ tại xã Đông Hà, huyện Đức Linh) tại chòi rẫy của gia đình.
Hiện trường xảy ra sự việc là căn chòi gạch nằm trong khu rẫy tiêu rộng khoảng 3ha tại thôn 2A, cách trung tâm xã Đông Hà, huyện Đức Linh khoảng 5km.
Qua khám nghiệm cho thấy, hiện trường không có xáo trộn lớn nhưng hằn nhiều vết chân dính máu. Cửa sau của căn chòi cũng dính nhiều máu. Lực lượng chức năng cũng thu giữ 1 cây rựa, 1 cây kéo dính máu là vật dụng thường ngày trong chòi, được cho là tang vật của vụ án.
Vợ chồng chủ vườn tiêu nghi bị sát hại tại chòi rẫy. Ảnh: Tri thức trực tuyến |
Theo ghi nhận ban đầu, cách đây khoảng vài ngày, bà Nga thuê hơn 10 công nhân để thu hoạch tiêu. Sáng 18/3, ngày cuối của đợt thu hoạch, bà Nga mang theo khoảng 30 triệu vào rẫy trả tiền công cho công nhân.
Trưa cùng ngày, người phụ nữ này nấu cơm đãi những người hái tiêu. Chồng bà Nga là ông Huỳnh Văn Ánh (SN 1973) sau khi đi đám cưới về cũng vào rẫy.
Khoảng 16h cùng ngày, 1 người làm công đi vào trong chòi rẫy lấy nước uống thì phát hiện bà Nga tử vong trong bếp. Cạnh đó, anh Ánh nằm thoi thóp bên vũng máu với nhiều vết thương.
Theo người nhà nạn nhân, số tiền 30 triệu đồng bà Nga đem vào rẫy vẫn còn nguyên. Các vật dụng cá nhân, điện thoại của hai vợ chồng mang theo người không bị mất.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội lý giải việc xe cứu hỏa lựa chọn đi ngược chiều trên cao tốc
Vụ ôtô chở khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ chiều ngày 18/3 là vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Hiện trường vụ TNGT nghiêm trọng giữa xe khách và xe cứu hoả trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: báo Giao thông |
Hậu quả làm 1 chiến sỹ hy sinh và nhiều người bị thương nặng. Cả hai phương tiện đều hư hỏng.
Liên quan đến tai nạn này, chiều ngày 19/3, Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội, đã có những lý giải nguyên nhân chiếc xe chữa cháy cứu hộ của lực lượng lại chọn chạy ngược chiều vào đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Thiếu tướng Hoàng Quốc Định cho hay: " Thời điểm đó chúng tôi nhận được thông tin về một vụ tai nạn có người mắc kẹt cần cứu nạn và trước yêu cầu cứu nạn cứu hộ, lực lượng đã triển khai phương tiện cũng như nhân lực tiếp cận hiện trường nhanh nhất, đi vào đường ngược chiều hướng Hà Nội – Cầu Giẽ. Đó là đường đi ngắn nhất và nhanh nhất để tiếp cận hiện trường cứu nạn."
Cũng theo Thiếu tướng Hoàng Quốc Định, nội dung và bản chất sự việc là cán bộ chiến sĩ PCCC sử dụng phương tiện chuyên dụng được nhà nước trang bị, triển khai lực lượng tổ chức cứu nạn cứu hộ khi có yêu cầu xảy ra.
Thứ hai, tổ công tác đã thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền ưu tiên cho phương tiện đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo Điều 22, Luật giao thông đường bộ.
"Điều đáng tiếc là tai nạn đã xảy ra. Để đánh giá, kết luận sự việc thì phải chờ cơ quan điều tra xem xét, đánh giá đối với các vấn đề liên quan. Hiện chưa phát hiện vấn đề gì không đúng hoặc sai phạm", Giám đốc Cảnh sát PCCC Hà Nội nhận định.
Đồng quan điểm, một vị lãnh đạo Phòng tuyên truyền hướng dẫn luật của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết thêm, khi có tín hiệu của xe đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp như xe chữa cháy, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe ưu tiên.
Về trường hợp xe khách qua giao lộ với tốc độ cao, không nhường đường cho xe cứu hỏa, theo vị này, tài xế có thể bị phạt từ 2-3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe từ 1-3 tháng; ngoài ra tùy tính chất vụ việc mà xử lý theo quy định pháp luật.
Cây xăng bất ngờ phát nổ, 2 người thương vong
Vụ việc xảy ra vào trưa ngày 19/3, tại cửa hàng xăng dầu của anh Hoàng Văn Tuấn (SN 1983, trú tại đường Tám Mét, phường Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng).
Hiện trường vụ nổ cây xăng ở Hải Phòng. Ảnh: Hải phòng 24h. |
Vụ việc xảy ra vào trưa ngày 19/3, tại cửa hàng xăng dầu của anh Hoàng Văn Tuấn (SN 1983, trú tại đường Tám Mét, phường Đông Hưng, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng).
Hiện trường vụ nổ cây xăng ở Hải Phòng. Ảnh: Hải phòng 24h. |
Nhà hàng 2 tầng bán đồ nướng tan hoang sau tiếng nổ lớn
Thông tin ban đầu, vào khoảng 0h30 ngày 20/3, nhiều hộ dân sống cạnh tòa nhà 2 tầng có địa chỉ số 5 Trần Phú, TP.Vinh, Nghệ An nghe thấy một tiếng nổ kinh hoàng.
Ngay sau đó, hàng trăm người dân kéo ra xem hiện trường. Tại hiện trường, kính từ ngôi nhà 2 tầng trên văng khắp nơi.
Vụ nổ tạo ra khung cảnh vỡ nát - Ảnh: Báo Nghệ An |
Có những mảnh kính vỡ từ ngôi nhà bay xa 50-100m, khiến nhiều nhà của những hộ dân xung quanh hư hỏng, kính và cửa vỡ nát.
Vụ nổ xảy ra hàng thu hút hàng trăm người dân tập trung tại hiện trường, lực lượng PCCC Công an Nghệ An đã huy động nhiều xe chữa cháy cùng lực lượng cứu hộ đến nơi xảy ra vụ nổ. Đến khoảng 1 giờ 45 phút rạng sáng nay 20/3, do trời mưa lớn khiến công tác khắc phục hậu quả vụ nổ gặp khó khăn.
Theo Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, đến thời điểm hiện tại chưa phát hiện người thương vong trong vụ nổ nghiêm trọng này.
Được biết, tòa nhà này là quán nướng SURA BBQ Vinh. Quán nướng này hoạt động đã hơn 2 năm. Vào thời điểm xảy ra vụ nổ lớn, quán đã nghỉ, các nhân viên không còn ở trong quán.
Hiện nguyên nhân sự việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Lâm Đồng: Hàng trăm giáo viên bất ngờ lâm cảnh nợ nần
Phụ cấp cho giáo viên cả chục năm trời, nay UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bất ngờ quyết định truy thu gần 120 giáo viên ở 9 trường học trên địa bàn.
Cụ thể, theo thống kê của UBND huyện Bảo Lâm, số tiền sẽ truy thu giáo viên theo công văn số 21 ban hành tháng 1/2018 lên tới 4,28 tỷ đồng. Trong đó, có giáo viên nợ tới hơn 160 triệu đồng, cũng có giáo viên bị truy thu từ mấy triệu đến mấy chục triệu.
Số tiền truy thu nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian công tác, mức lương. Trong số đó, có một số giáo viên đã buộc nộp lại tiền phụ cấp nhiều năm qua như giáo viên ở trường THCS Tân Lộc, Tiểu học Lộc Tân; Trường mầm non Lộc Bảo; Trường mầm non Lộc Lâm…Tuy nhiên, đa số giáo viên hiện chưa có cách nào để trả lại tiền cho nhà nước, ngoài phương thức chấp nhận trừ 1/3 lương hàng tháng cho đến hết nợ.
Hàng trăm giáo viên bỗng dưng lâm cảnh nợ nần. Ảnh minh họa |
Đồng lương đã thấp, nay rơi vào cảnh nợ nần, nhiều giáo viên đã gửi đơn thư kêu cứu đến nhiều nơi.
Điển hình, cô Lâm Thị Thắm - giáo viên Trường mầm non Lộc Nam, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, từ năm 1999 đến tháng 7/2017, cô cùng nhiều giáo viên khác công tác ở trường mầm non Lộc Thành, là vùng khó khăn thuộc khu vực II và được hưởng 72 tháng phụ cấp theo quyết định số 1448/1998/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng với mức phụ cấp là 40%.
Từ tháng 8/2017 đến nay, cô Thắm cùng một số giáo viên được điều động đến Trường mầm non Lộc Nam. Về chế độ, theo quy định, cô được hưởng phụ cấp 4 tháng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP với mức phụ cấp là 70% trong đó 40% phụ cấp đứng lớp và 30% chênh lệc và hưởng phụ cấp 54 tháng theo nghị định 116/2010/NĐ-CP.
Từ năm 2013-2016, cô Thắm không nhận được tiền trợ cấp. Tuy nhiên, bắt đầu từ đợt chi trả gần đây (1/2018) cô Thắm và một số giáo viên bị truy thu tiền phụ cấp.
Đồng cảnh ngộ, cô Đàm Thị Thành, giáo viên Trường tiểu học Lộc Nam A cho biết, cô cũng được thông báo mắc nợ hơn 106 triệu đồng. Cô kể, ra trường năm 1986, về trường giảng dạy đến nay. Trường thuộc vùng khó khăn, đi lại không thuận tiện nên trước đây hàng tháng được trả bao nhiêu thì giáo viên nhận bấy nhiêu, không ai thắc mắc gì. Đến năm 1998, UBND tỉnh Lâm Đồng có chính sách thu hút, phụ cấp 40% lương cho giáo viên toàn tỉnh Lâm Đồng.
Sau đó, cô được biết, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, phụ cấp giáo viên 70% bao gồm phụ cấp đứng lớp và chênh lệch. Đến tháng 1/2018, các cô bất ngờ nhận được thông báo, mình được hưởng phụ cấp quá hạn nên sẽ bị truy thu.
Được biết, Công văn số 21 của UBND huyện Bảo Lâm ban hành ngày 5/1/2018 gửi Phòng GD huyện, các trường học trên địa bàn chỉ đạo: “Giao hiệu trưởng các trường có trách nhiệm thực hiện thu hồi nộp ngân sách số tiền đã chi vượt phụ cấp thu hút, tiếp tục truy lĩnh số còn được hưởng và hoàn trả lại số tiền người lao động nộp dư”.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí vào chiều ngày 19/3, ông Nguyễn Trung Kiên - Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho rằng, việc truy thu tiền phụ cấp của giáo viên trên địa bàn UBND đang thực hiện theo các quy định của nhà nước, địa phương không thể tự tiện làm được.
Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn chia sẻ, bà không đồng tình với cách tính và truy thu như hiện nay của cấp trên.
“Tiền phụ cấp hàng tháng, giáo viên đã chi tiêu, nay nhiều người không có để trả lại. Còn truy thu bằng cách trừ lương, thì giáo viên sẽ vô cùng khó khăn” - bà nói.
Trang Đời sống & Pháp luật Online cập nhật tin tức thời sự mới nhất trong 24h qua.
Hoàng Yên (T/h)