(ĐSPL) - Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 1/1: Hà Nội chính thức khai trương xe buýt nhanh BRT; Bình Định: Hàng chục người bị rắn lục đuôi đỏ cắn nhập viện...
Hà Nội chính thức khai trương xe buýt nhanh BRT
Sáng 31/12, Sở GTVT Hà Nội đã khai trương tuyến buýt nhanh BRT, tuyến Kim Mã- Yên Nghĩa tại bến xe Kim Mã. Lãnh đạo UBND TP Hà Nội phát lệnh mở tuyến buýt nhanh, đồng thời cắt băng khai trương tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Thủ đô.
Tuyến xe buýt nhanh BRT vừa được khai trương có số hiệu tuyến là BRT 01, do Tổng công ty Vận tải Hà Nội vận hành.
Các điểm đầu cuối là đầu A tại bến xe Yên Nghĩa (Quảng trường Bến xe Yên Nghĩa), đầu B tại Kim Mã (số 1 Kim Mã). Xem chi tiết
Bình Định: Hàng chục người bị rắn lục đuôi đỏ cắn nhập viện
Ngày 30/12, bác sĩ Võ Bảo Dũng, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, cho biết từ đầu tháng 12 đến nay, hơn 30 người dân vùng rốn lũ các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, TP Quy Nhơn... nhập viện cấp cứu do rắn lục đuôi đỏ cắn.
"Từ trước đến nay, chưa bao giờ khoa Nội Tổng hợp lại tiếp nhận cấp cứu nhiều người dân bị rắn cắn như vậy. Bệnh nhân bị rắn cắn tăng đột biến, có ngày nhập viện 3-4 ca, nhiều trường hợp chuyển biến nặng dẫn đến rối loạn đông máu. Vùng cơ thể bị rắn cắn sưng bầm, phù nề, các bác sĩ phải điều trị tích cực", bác sĩ Dũng nói.
Tính riêng từ đầu tháng 12 tới nay, đã có hơn 20 ca bị rắn cắn, chủ yếu là rắn lục đuôi đỏ, gấp đôi so với tháng 11. Còn so với thời gian giữa năm thì tăng gấp gần 4 lần. Xem chi tiết
Cảnh sát Hà Nội hóa trang nhằm phòng chống tội phạm dịp nghỉ lễ
Cùng với việc đấu tranh có hiệu quả tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, các ngành chức năng thành phố Hà Nội cũng đang tập trung lực lượng, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an toàn giao thông từ nay đến Tết Nguyên đán Đinh Dậu.
Theo đó, CSGT sẽ tăng cường lượng hóa trang phục kích ở những khu vực trọng điểm để tuần tra, phát hiện xử lý phương tiện vi phạm, và phòng chống đối tượng trộm cắp, móc túi. Xem chi tiết
Tiếp tục tắt sóng truyền hình analog tại 8 tỉnh
Từ 0h ngày 30/12, 8 tỉnh trên đã chính thức ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất giai đoạn 2 (truyền hình analog).
Theo Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình, vùng phủ sóng truyền hình số DVB-T2 về cơ bản đã rộng hơn vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất. Tại 8 tỉnh này, đa số người dân đã xem được truyền hình trên sóng số DVB-T2.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên cả nước đã có 13 tỉnh, thành phố trên cả nước tắt sóng truyền hình analog. Trước đó, 5 thành phố là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng đã hoàn thành số hóa truyền hình. Xem chi tiết
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về viễn thông (Luật Viễn thông) 1. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển nhanh và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. 2. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành lạnh trong hoạt động viễn thông. 3. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông; thúc đẩy việc sử dụng Internet trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và nghiên cứu khoa học. 4. Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước. 5. Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông. 6. Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
(Tổng hợp)