NATO tăng cường hiện diện quân sự ở Kosovo
Theo thông tin mới nhất do hãng tin AP đăng tải, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ triển khai 600 binh sĩ Anh tới Kosovo, sau khi các đụng độ vũ trang diễn ra đánh dấu sự leo thang nghiêm trọng trong cuộc xung đột của nước này với Serbia.
Lực lượng tiếp viện sẽ được rút từ lực lượng dự bị do NATO triển khai ở Kosovo để đối phó với tình trạng căng thẳng gia tăng trong khu vực. Người phát ngôn NATO Dylan White cho biết: “Nước Anh đang triển khai khoảng 200 binh sĩ từ Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn Hoàng gia Công chúa xứ Wales để tham gia vào đội quân gồm 400 người của Anh, đang tập trận ở Kosovo, và sẽ có thêm quân tiếp viện từ các đồng minh khác”.
Ông Dylan White nói thêm rằng, quyết định này diễn ra sau vụ tấn công bạo lực vào cảnh sát Kosovo ngày 24/9 và căng thẳng gia tăng trong khu vực. NATO một lần nữa kêu gọi các bên bình tĩnh, đề nghị Belgrade và Pristina nối lại đối thoại càng sớm càng tốt vì đó là "cách duy nhất để đạt được hòa bình lâu dài".
Liên quan đến căng thẳng lần này, một sĩ quan cảnh sát Kosovo thiệt mạng hôm 1/10 trong cuộc phục kích ở phía bắc Kosovo, nơi người Serbia chiếm đa số. Sau đó, một cuộc đấu súng xảy ra giữa lực lượng đặc biệt của cảnh sát Kosovo và những người Serbia được trang bị vũ khí hạng nặng.
Truyền thông Serbia đưa tin, cảnh sát Kosovo đột kích vào một bệnh viện và một nhà hàng ở khu vực có người Serbia sinh sống. Hãng thông tấn địa phương Kossev cho biết cảnh sát đã tịch thu một số phương tiện. Sau vụ tấn công, cảnh sát Kosovo cho biết họ đã tìm thấy số lượng lớn vũ khí và thiết bị cho thấy "quân nổi dậy" đã lên kế hoạch cho một chiến dịch lớn hơn.
Sự việc là một trong những dấu mốc leo thang nghiêm trọng nhất ở Kosovo trong những năm gần đây. Trong khi đó, Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić cho biết quyết định của NATO là "tin tốt". Ông nhấn mạnh rằng ít nhất một trong ba người Serbia bị "xử lý" sau khi đầu hàng và hứa rằng Serbia sẽ "truy tố những kẻ giết người máu lạnh".
Bạo lực càng làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Balkan khi các quan chức EU và Mỹ đấu tranh để làm trung gian cho một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Serbia và Kosovo. Serbia từ chối công nhận nền độc lập của Kosovo, trước là khu vực miền nam nơi có đa số người Albania. Cuộc chiến chết giữa quân du kích đòi độc lập ở Kosovo và lực lượng Serbia đã kết thúc một thập kỷ trước sau chiến dịch ném bom của NATO.
Syria kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ rút quân
Trả lời phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Bassam al-Sabbagh cho hay, nước này coi sự hiện diện của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ của mình là sự “chiếm đóng bất hợp pháp”, Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân, nếu không, việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là không thể.
Theo Thứ trưởng Syria Bassam al-Sabbagh, có một số nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Ngoài ra, các tuyên bố tương tự cũng được đưa ra trong khuôn khổ của Tiến trình Astana mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên.
“Thổ Nhĩ Kỳ phải rút quân. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận về bất kỳ khía cạnh nào. Đây là ‘sự chiếm đóng bất hợp pháp’ và nó sẽ ngăn chặn mọi nỗ lực thiết lập bất kỳ hình thức liên lạc cũng như quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ”, ông al-Sabbagh nhấn mạnh.
Vào cuối tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yaşar Güler khẳng định các lực lượng của Ankara sẽ không rút khỏi miền Bắc Syria chừng nào đáp ứng được các điều kiện, trong đó có việc tạo ra “một môi trường an toàn tại khu vực”.
Ông Güler khẳng định các chiến dịch quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở miền Bắc Syria là nhằm bảo vệ các công dân Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, Ngoại trưởng Syria Faisal Mekdad cũng đưa ra điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đó là Ankara phải rút các lực lượng khỏi nước này.
Phương Uyên(T/h)