+Aa-
    Zalo

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 3/12/2018: Trúng xổ số nhờ nghe lời mẹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tin tức đời sống mới nhất ngày 3/12/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 3/12/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Tin tức đời sống mới nhất ngày 3/12/2018. Cập nhật tin đời sống mới nhất trên cả nước ngày 3/12/2018 trên trang Đời sống & Pháp luật.

    Trúng xổ số nhờ nghe lời mẹ

    Cô Shelby Tripp trúng sổ số nhờ nghe theo lời khuyên của mẹ.

    Theo lời kể của Shelby Tripp, sau ngày lễ Halloween, mẹ cô gọi điện cho cô báo tin vui vừa trúng số 500 USD. Tiện thể bà cho biết bà đang có “dự cảm may mắn” và khuyên cô cũng nên theo gương bà, nghĩa là mua vé số tại địa phương của cô.

    Shelby đã nghe theo lời khuyên có vẻ “thần bí” ấy và đã trúng số 4 triệu USD. Để tỏ lòng biết ơn mẹ, cô quyết định bỏ tiền sửa chữa ngôi nhà riêng của bà.

    Bé trai bị nghẽn đường thở do sặc vật thể lạ

    Ngày 2/12, Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vừa kịp thời nội soi đường thở gắp dị vật cho bé trai hít sặc phải "mẩu nhựa cứng" khi chơi ném cát cùng bạn.

    Trước đó, bé trai P.N. (6 tuổi, quê Long An) được gia đình đưa tới cấp cứu trong tình trạng ho sặc sụa liên tục.

    Theo lời người nhà kể lại, trước đó, bé chơi ném cát với bạn cùng xóm và bất chợt có cảm giác hít sặc, ho liên tục và khó thở. Khi con có biểu hiện bất thường, bố mẹ N. đưa em tới Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố cấp cứu.

    Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã nhận thấy rõ hội chứng xâm nhập và tắc nghẽn tại phổi phải, hình ảnh chụp X-quang ngực tức thì không cho thấy rõ có dị vật lạ.

    Vật thể lạ bằng nhựa cứng gây bít lòng phế quản, xẹp nửa phổi phải bé trai

    TS Trịnh Hồng Nhiên - Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, khi xem phim chụp X-quang ông chú ý đến vùng bẫy không khí trong phim. Kết hợp phim CT, bác sĩ xác định có vật thể lạ trong phế quản, dạng hình trụ. Dị vật bít lòng hoàn toàn nhánh phế quản S9 khiến không khí không thể đi qua, gây tắc và xẹp toàn bộ nửa phổi phải.

    Ngay lập tức, các bác sĩ quyết định, việc soi phế quản bắt buộc phải thực hiện. Dị vật được lấy ra hết sức cẩn thận và cũng đầy thử thách, do nó nằm sâu và trơn trợt, lại kẹt bít lòng phế quản đã phù nề, viêm trợt do bị chèn ép.

    Sau khi lấy ra, kiểm tra phim chụp X-quang ngực sau đó cho thấy dấu hiệu thông khí phổi tốt, tình trạng xẹp phổi phải đã được giải quyết triệt để.

    TS Nhiên khuyến cáo, tại những địa điểm vui chơi trẻ em ngoài các trò chơi như game, cầu trượt, vườn cổ tích, câu cá… còn có trò chơi “xúc hạt”, lắp ráp robot bằng các hạt nhựa nhỏ, xâu vòng hoặc trò chơi dưới bãi cát đá nhân tạo. Nhìn vào khu vực chơi trò này chúng ta thấy rất nhiều các em nhỏ từ 2 đến 6 tuổi. Chủ yếu là trẻ tự chơi còn bố mẹ thì ngồi bên ngoài quan sát hoặc xem điện thoại. Tuy đây là những trò chơi thú vị nhưng nếu không để ý, sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm.

    “Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm, hoặc ném qua lại khi chơi cùng nhau. Nếu không may, dị vật sẽ rơi vào đường thở của trẻ khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười, khóc, ngạc nhiên, sợ hãi... rất nguy hiểm. Cha mẹ nên thận trọng khi cho con chơi với những loại đồ chơi này”, TS Nhiên lưu ý.

    Bé gái suýt tử vong vì hạt hồng xiêm lọt vào khí quản

    Ngày 2/12, Bệnh viện Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt tỉnh An Giang, cho biết đơn vị vừa cấp cứu thành công cho 1 bệnh nhi bị dị vật nằm trong khí quản.

    Theo bác sĩ, 1 ngày trước bé H.T.N.L (2 tuổi, ngụ An Giang) được gia đình đưa vào bệnh viện trong tình trạng khó thở, toàn thân tím tái. Qua nội soi, bác sĩ phát hiện hạt hồng xiêm (còn gọi là sa pô chê) nằm trong khí quản bệnh nhi nên cấp cứu tối khẩn cấp để gắp dị vật.

    Gia đình bệnh nhân cho biết biết bé L. khi ăn đã bất cẩn nên bị hạt hồng xiêm lọt vào khí quản  và gây sặc.

    Bác sĩ lôi ký sinh trùng 15cm trong não bé trai

    Gần đây bác sĩ Hứa Tuấn Bình và đồng nghiệp ở Trung Quốc đã thực một cuộc phẫu thuật nhiều ám ảnh khi lấy ra 2 con ký sinh trùng trong bộ não của cậu bé 13 tuổi, có con dài đến 15cm. Được biết, cậu bé trước đây thích bơi trong ao hồ, đồ ăn cũng thường xuyên là cá tôm đánh bắt trong ao mà ra. Điều này đã tạo cơ hội cho ký sinh trùng trùng sống xâm nhập và ký sinh trong não.

    Bác sĩ gắp ký sinh trùng trong não của cậu bé 13 tuổi

    Cậu bé 13 tuổi đó tên là T.K. sống ở khu vực nông thôn tỉnh An Huy, Trung Quốc. Bắt đầu từ hơn 1 tháng trước, K. có hiện tượng đau đầu không rõ nguyên nhân, tứ chi yếu ớt, kèm theo co giật ở miệng bên phải, đầu lưỡi và đầu các ngón tay bên phải bị tê, mỗi lần co giật từ 3 - 4 phút. Do các phản ứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, tình trạng ngày càng nghiêm trọng, lúc này cha mẹ mới đưa con trai đến bệnh viện kiểm tra.

    Cả CT và MRI (hình ảnh cộng hưởng từ) phần não đều cho thấy những bất thường ở giao điểm có vật chất màu xám phía bên trái trán của K., vùng lân cận còn có chút phù thũng, nhưng vẫn chưa phát hiện chính xác bệnh.

    Bác sĩ Hứa Tuấn Bình - trưởng Khoa Thần Kinh của bệnh viện Nhi thành phố Nam Kinh sau khi nhìn kết quả xét nghiệp của K. cho biết: “Từ trong báo cáo có thể thấy vùng bệnh nhỏ ở bộ phận não của trẻ, nhưng xung quanh rõ ràng bị phù nề. Hơn 10 năm trước, chúng tôi cũng chẩn đoán trường hợp tương tự, dựa trên kinh nghiệm, hoài nghi cậu bé bị nhiễm ký sinh trùng. Kết quả thử nghiệm kháng thể ký sinh trùng đã khẳng định cậu bé thực sự nhiễm ký sinh trùng và cần phải phẫu thuật gấp”.

    Chia sẻ về thói quen hằng ngày của con trai, cha của K. cho biết, cậu rất thích bơi ở ao hồ, hơn 1 tháng trước, cậu bé và bạn bè còn tự bắt cá ở sông để ăn uống mỗi khi vui chơi cho đến khi xuất hiện các triệu chứng bệnh như trên.

    Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật não, đã phát hiện có 2 con ký sinh trùng màu trắng, con dài nhất 15cm trong não cậu bé 11 tuổi. Nhưng điều khiến các bác sĩ kinh ngạc, sau khi lỗi ký sinh trùng ra ngoài và đặt vào chậu nước, chúng vẫn còn sống.

    Trải qua 4 tiếng phẫu thuật, bác sĩ Hứa chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ gặp phải trường hợp, côn trùng lấy ra vẫn còn sống. Cuộc phẫu thuật diễn ra rất thuận lợi, tổn thương được loại bỏ hoàn toàn, không ảnh hưởng đến vùng chức năng của đại não. Hiện tại, các dấu hiệu chân tay của K. đã ổn định. Phương pháp tiếp theo là tiến hành chống ký sinh trùng và trị liệu động kinh”.

    Thu Hằng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-doi-song-moi-nhat-ngay-3122018-trung-xo-so-nho-nghe-loi-me-a253478.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan