Tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 21/9/2019. Cập nhật tin tức công nghệ 24h chi tiết và hấp dẫn trên trang Đời sống & Pháp luật.
Xuất hiện điện thoại cơ bản từ Nokia hỗ trợ Google Assistant
Các biểu tượng cho thấy chiếc điện thoại có cả Chrome, YouTube và đặc biệt là Google Assistant. Ảnh: SlashGear |
Theo SlashGear, HMD Global đã tạo ra nhiều phiên bản hiện đại của các điện thoại Nokia cơ bản nhưng tất cả chúng đều chạy hệ điều hành tùy biến. Trong khi đó, mặc dù đã có một số tin đồn về Android sẽ đến với điện thoại cơ bản thì đến nay mọi thứ vẫn "im hơi", ngay cả khi Androi Go được giới thiệu.
Nhưng trong một video ngắn từ rider95 cho thấy một chiếc điện thoại cơ bản chạy Android với thương hiệu Nokia đang thực sự hoạt động. Mặc dù mọi người có thể điều hướng và sử dụng điện thoại bằng bàn phím và các nút vật lý nhưng có vẻ như nó cũng hỗ trợ tương tác qua giọng nói. Điều này được thể hiện nhờ vào biểu tượng giọng nói ở trên cùng và thậm chí chỉ ra nó được cung cấp bởi Google Assistant.
Tất cả điều này cho thấy HMD đang thực sự nghiên cứu điện thoại cơ bản vận hành với hệ điều hành Android, ít nhất là nó cung cấp một số tính năng thông minh. Nhưng đây không phải là điện thoại cơ bản đầu tiên mang đến khả năng này bởi trước đó, Alcatel đã giới thiệu mẫu GO Flip 3 mới hỗ trợ trợ lý ảo Google Assistant, biến nó trở thành cầu nối cho nhiều dịch vụ của Google đến với điện thoại cơ bản.
Chủ tịch Microsoft đang tìm cách giúp Huawei thoát khỏi lệnh cấm
Huawei ra mắt flagship Mate 30 mà không có bất kỳ ứng dụng Google nào. Ảnh: BBC |
Huawei đã bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen hồi tháng 5 vừa qua vì cho rằng nó gây ra mối đe dọa cho an ninh của Mỹ. Điều đó ngăn cản các công ty Mỹ cung cấp cho công nghệ mới nhất của họ.
Brad Smith, Chủ tịch và Giám đốc pháp lý của Microsoft mới đây đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn, cho rằng lệnh cấm mà phía Mỹ áp đặt lên Huawei nên được xem xét lại, để chắc chắn mọi thứ được thực hiện “hợp lý, logic và tuân thủ pháp luật”. Bản thân Microsoft cũng chính là một trong số những tập đoàn đầu tiên “nghe lệnh” tổng thống Mỹ, ngừng mọi mối quan hệ hợp tác với Huawei sau khi ông Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, qua đó ngầm cấm vận Huawei và cấm các tập đoàn Mỹ làm việc với ông lớn công nghệ Trung Quốc.
Huawei đã bị chính quyền Trump đưa vào danh sách đen hồi tháng 5 vừa qua vì cho rằng nó gây ra mối đe dọa cho an ninh của Mỹ. Điều đó ngăn cản các công ty Mỹ cung cấp cho công nghệ mới nhất của họ.
Brad Smith, Chủ tịch và Giám đốc pháp lý của Microsoft mới đây đã lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn, cho rằng lệnh cấm mà phía Mỹ áp đặt lên Huawei nên được xem xét lại, để chắc chắn mọi thứ được thực hiện “hợp lý, logic và tuân thủ pháp luật”. Bản thân Microsoft cũng chính là một trong số những tập đoàn đầu tiên “nghe lệnh” tổng thống Mỹ, ngừng mọi mối quan hệ hợp tác với Huawei sau khi ông Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, qua đó ngầm cấm vận Huawei và cấm các tập đoàn Mỹ làm việc với ông lớn công nghệ Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết vào tháng 7, bộ phận của ông sẽ cấp giấy phép cho các công ty miễn trừ lệnh cấm bán công nghệ cho Huawei, miễn là không có "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ". Tuy nhiên, dường như không có bất kỳ giấy phép nào được cấp mặc dù có đến hơn 100 công ty Mỹ được cho là muốn hợp tác với Huawei.
Do đó, Huawei đã ra mắt mẫu flagship Android mới nhất vào hôm qua là Mate 30/Mate 30 Pro mà không có một số ứng dụng quan trọng của Google gồm YouTube, Maps và Play Store. Ngoài ra, Huawei dự định cung cấp một dịch vụ trong các cửa hàng điện thoại của mình để dạy người dùng cách tự tải phần mềm của Google cho Mate 30. Đồng thời, hãng cũng bắt đầu bán máy tính MateBook không cài sẵn Windows.
Về phần mình, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến phủ nhận có nguy cơ an ninh mạng vì chính phủ Trung Quốc khó có thể khiến họ thỏa hiệp với khách hàng. "Các thiết bị và mạng của Huawei không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào", trang web của hãng tuyên bố. "Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định địa phương ở mọi quốc gia chúng tôi hoạt động."
Người sáng lập của Huawei, Ren Zhengfei đã mô tả công ty của mình đang ở trong "một trận chiến sống còn" và suy đoán chính phủ Trung Quốc có thể trả đũa bằng cách lần lượt đưa ra các hạn chế đối với các công ty công nghệ Mỹ.
Ông Brad Smith nói thêm rằng ông cũng lo ngại về việc quan hệ đối tác nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn dự tính, việc giảm doanh thu sẽ dẫn đến khó cân bằng tài chính và cơ cấu.
Kirin 990 trên Mate 30 Pro tăng 23% sức mạnh nhưng vẫn thua Snapdragon 855+
Điểm số AnTuTu chi thấy Snapdragon 855+ vẫn nhỉnh hơn Kirin 990 trên Mate 30 Pro đôi chút. Ảnh: Gizmochina |
Trong bài benchmark, bộ xử lý này mang lại điểm số lên tới 457.357 điểm. Dù đây là điểm số cao nhất của một thiết bị dùng Kirin 990, nó vẫn thấp hơn so với điểm số cao nhất của một thiết bị dùng bộ xử lý Snapdragon 855 Plus của Qualcomm.
Cụ thể hơn, điểm CPU thiết bị này ghi được là 151.647 điểm, 159.418 điểm dành cho GPU, điểm số MEM đạt 87.367 và điểm số UX đạt 58.925 điểm. Trong bảng xếp hạng của AnTuTu, các thiết bị đạt điểm số cao nhất đều đang chạy Snapdragon 855 Plus, bao gồm Black Shark 2 Pro với 469.708 điểm, tiếp theo đó là ASUS ROG Phone 2 với 469.590 điểm.
Trước đó, trong một bài benchmark về AI, bộ xử lý Kirin 990 đã vượt qua Snapdragon 855 Plus để giành lấy ngôi đầu. Bộ xử lý của Huawei đạt được 52.403 điểm, vượt xa so với điểm số của Unisoc Tiger T710 và Qualcomm Snapdragon.
Được biết, Huawei Kirin 990 5G là chipset 8 lõi trên tiến trình 7nm, chứa khoảng 10.3 tỷ bóng bán dẫn. Nó sử dụng hai lõi lớn, hai lõi vừa và bốn lõi nhỏ để tối ưu hoá đa nhiệm. Tốc độ xung nhịp lần lượt là 2.86GHz, 2.36GHz và 1.95GHz, tích hợp bộ xử lý đồ hoạ Mali G76 16 nhân giúp tối ưu hoá cho khả năng chơi game mượt mà.
Nó cũng được quảng cáo là SoC 5G tần số đầy đủ đầu tiên với khả năng hỗ trợ mạng di động 5G độc lập và không độc lập cũng như các dải tần số đầy đủ TDD / FDD. Kirin 990 là một thiết kế hợp nhất thực sự, hỗ trợ các mạng 5G Sub-6 GHz trên cả kiến trúc SA và NSA.
Vũ Đậu (T/h)