Top 5 smartphone Android tốt nhất hiện giờ; Thủ thuật ghi âm cuộc gọi dễ dàng trên điện thoại iPhone,... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 9/4/2020.
Top 5 smartphone Android tốt nhất hiện giờ
Samsung Galaxy Note 10 Plus
Bên cạnh việc bổ sung thêm hàng loạt những tính năng mới cho bút S Pen thì Samsung còn thay đổi khá nhiều về mặt thiết kế của Note 10 Plus so với thế hệ trước, với màn hình tràn viền “đã” hơn, cụm camera đẹp hơn, các cạnh của máy được thiết kế tiệm cận hơn tới sự tiện dụng lẫn vẻ đẹp, đồng thời việc bổ sung thêm tính năng cho Samsung Dex, kết nối trực tiếp với laptop… Những thay đổi này cho thấy Note 10 Plus vẫn tiếp tục được định hướng tới làm việc cho người dùng ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn.
Samsung Galaxy Note 10 Plus |
Note 10 Plus có kích thước lên tới 6.8-inch, một kích thước màn hình lớn ấn tượng trong thế giới smartphone. Sản phẩm sử dụng màn hình công nghệ Dynamic AMOLED theo cách gọi của Samsung, hỗ trợ HDR10, có chế độ giảm ánh sáng xanh nhưng không làm ảnh hưởng tới trải nghiệm màu sắc của người dùng. Note 10 plus dù có kích thước lớn nhưng vẫn khá nhẹ, chỉ vào khoảng hơn 200 gram một chút.
Note 10 Plus có màn hình tràn viền, không chỉ ra 2 bên mà còn tràn cả bên trên nhờ vào việc đặt Camera selfie vào trong một nốt ruồi. Nốt ruồi nằm ở vị trí chính giữa thay vì đặt lệch sang một bên như S10, đồng thời kích thước của nốt ruồi cũng nhỏ hơn. Mình thích kiểu sắp đặt này bởi sẽ cho cảm giác dễ chịu và thuận mắt hơn.
Bên cạnh nâng cấp phần cứng với trung tâm là con SoC sản xuất trên tiến trình 7nm hay nâng dung lượng RAM lên tới 12GB thì khả năng sạc nhanh 45W cũng là điểm đáng chú ý của chiếc máy này. Samsung nói rằng với củ sạc này, người dùng có thể sạc nửa tiếng, xài được cả ngày với viên pin 3500 hoặc 4300 mAh.
Samsung Galaxy S10E
Samsung đã tóm gọn tất cả những yếu tố quan trọng nhất của phiên phản S10 siêu cao cấp vào một chiếc smartphone nhỏ gọn hơn với giá cả phải chăng hơn rất nhiều - đó chính là S10e. Bạn sẽ tìm thấy màn hình Dynamic AMOLED 5,8-inch hàng đầu với độ phân giải 2.280x1.080 pixel và chứng nhận HDR10+. Nó không may mắn được sở hữu những tính năng cao cấp như người anh “cùng cha khác mẹ”, và nó không hoàn toàn sắc nét, nhưng nó mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời.
Samsung Galaxy S10E. |
Bên trong, S10e sở hữu bộ vi xử lý Snapdragon 855 nhanh như chớp, giúp điện thoại này có khả năng chạy tất cả các trò chơi và ứng dụng mới nhất. Nó đi kèm với 6GB RAM và 128GB dung lượng lưu trữ và khe cắm thẻ MicroSD. Samsung đã sử dụng máy ảnh chính có ống kính kép, ghép nối ống kính 12 megapixel tiêu chuẩn với khẩu độ thay đổi f/1.5 đến f/2.4 và ống kính góc cực rộng 16 megapixel với khẩu độ f/2.2. Bạn sẽ tìm thấy một loạt các tùy chọn và chế độ trong ứng dụng máy ảnh, điều này cũng cho phép bạn quay video 4K ở chế độ HDR. Có một ống kính 10 megapixel với khẩu độ f/1.9 xung quanh phía trước. Cuối cùng, người dùng sẽ có được hầu hết những tính năng đặc biệt của các dòng flagship nhưng lại được gói gọn trong chiếc điện thoại S10e siêu hợp túi tiền.
Google Pixel 3A
Pixel 3A là một điện thoại thông minh rắn chắc tuyệt vời không có điểm yếu thực sự. Điện thoại tầm trung giá cả phải chăng của Google trông rất giống với người anh em hàng đầu đắt tiền hơn nhiều của nó, nhưng được hoàn thiện bằng nhựa thay vì kính. Có một màn hình OLED 5,6-inch với độ phân giải 2.220x1.080 pixel, sắc nét và dễ đọc, ngay cả trong ánh sáng ban ngày.
Google Pixel 3A. |
Bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 670 được hỗ trợ bởi 4GB RAM và hoạt động rất ấn tượng. Một phần của sự mượt mà đến từ thực tế là nó có tính năng Android như Google dự định, nó cũng đảm bảo các bản vá bảo mật mới nhất và các phiên bản Android mới ngay khi chúng phát hành. Trong khi smartphone tầm trung và ngân sách ngày càng phát triển và hấp dẫn và mạnh mẽ hơn, một số yếu tố nhất định luôn có xu hướng thiếu và máy ảnh là yếu tố chính.
Với Pixel 3A, các tính năng phần mềm thông minh được hoàn thiện hơn thế hệ trước như Now Playing, hiển thị các bài hát đang phát trong vùng lân cận của bạn trên màn hình khóa và Màn hình cuộc gọi, cho phép Google Assistant sàng lọc các cuộc gọi đến của bạn. Người dùng nhận được 64GB dung lượng lưu trữ bên trong. Không có không gian cho thẻ MicroSD, nhưng có giắc cắm âm thanh 3,5 mm và cổng USB-C để sạc nhanh có dây. Pin dành cho smartphone này cũng khá ổn với dung lượng 3.000mAh.
OnePlus 7 Pro
Đối với OnePlus 7 Pro, người dùng sẽ có một smartphone với màn hình lớn kích thước 6.67-inch, không có notch và gần như là không có viền bezel. Thay vào đó, điện thoại sử dụng camera selfie pop-up tự động bật lên khi mở ứng dụng camera để chụp ảnh tự sướng. Bên cạnh đó, OnePlus 7 Pro còn có màn hình với độ phân giải 2K và tốc độ làm tươi lên tới 90Hz. Không chỉ vậy, OnePlus 7 Pro cũng là smartphone đầu tiên trên thị trường sở hữu màn hình Fluid AMOLED. Ngoài ra, màn hình của phiên bản Pro cũng có thể hiển thị màu sắc HDR10 + chất lượng cao.
OnePlus 7 Pro. |
OnePlus 7 Pro sử dụng cảm biến Sony IMX586 48MP (f/1.6) làm camera chính, hỗ trợ công nghệ Pixel Binning cho phép kết hợp 4 pixel làm 1 để thu được nhiều thông tin hơn, giảm nhiễu và cải thiện chất lượng ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. OnePlus 7 Pro đi kèm với camera thứ hai cảm biến tele 8MP (f/2.4) với khả năng zoom quang 3X. Ngoài ra, OnePlus 7 Pro cũng có camera thứ 3 ở phía sau là cảm biến góc siêu rộng 16MP (f/2.2) với trường nhìn FOV đạt 117 độ.
Motorola Moto G7
G7 có thân máy được bảo vệ bằng kính cường lực Gorilla Glass và giống như hầu hết smartphone sử dụng chất liệu kính khác, nó có một nhược điểm là khá bắt vân tay. Thiết bị có kích thước 157x75,3x8 mm, tương tự như Moto G6 năm ngoái (153,8x72,3x8,3 mm, trọng lượng 167 gram). Tuy nhiên, chip xử lí được nâng cấp từ Snapdragon 450 lên Snapdragon 632 tám lõi tốc độ 1,8 GHz (với đồ họa Adreno 506, RAM 4GB và dung lượng lưu trữ 64 GB). Màn hình LCD Full HD+ LTPS 6,2 inch với độ phân giải 2.270 x 1.080 pixel và được phủ lớp vật liệu nano P2i chống nước.
Motorola Moto G7. |
Về camera, Moto G7 sở hữu một camera 12 MP ở phía sau với khả năng tự động lấy nét theo pha, khẩu độ f/1.8, kích thước cảm biến 1.25 micron và một camera phụ 5 MP hỗ trợ tạo độ sâu cho hình ảnh. Hệ thống camera này cũng được hỗ trợ bởi đèn Flash LED và có khả năng quay video với độ phân giải 4K và chuyển động chậm (120 khung hình mỗi giây) ở 720p. Trong khi đó, camera phía trước sử dụng một cảm biến 8 megapixel với kích thước 1,12 micron.
Camera sau cũng được trang bị tính năng Auto Smile Capture có phát hiện tới 5 người trong khung hình đang mỉm cười trước khi chụp và Spot Color biến nền thành màu đen trắng trong khi giữ cho đối tượng được chọn có màu đầy đủ. Tính năng High-res Zoom theo Motorola sẽ tăng cường độ sắc nét của hình ảnh được phóng to kỹ thuật số. Smartphone sở hữu chip không dây trên Moto G7 tương thích với Bluetooth 4.2 và Wi-Fi 802.11 a/b/g/n 2.4GHz và 5GHz, NFC là MIA. Giắc cắm tai nghe 3,5 mm vẫn được Motorola giữ lại trên G7. Ngoài ra, máy còn tích hợp pin 3000 mAh với công nghệ sạc nhanh Turbo Power 15W của Motorola.
Thủ thuật ghi âm cuộc gọi dễ dàng trên điện thoại iPhone
Thực tế, điện thoại iPhone không hỗ trợ sẵn tính năng ghi âm cho người dùng sử dụng, do đó muốn ghi âm cuộc gọi trên iPhone nhiều người đành bó tay. Tuy nhiên, theo tổ tư vấn chăm sóc khách hàng của Mobile, người dùng vẫn hoàn toàn ghi âm trên điện thoại iPhone một cách dễ dàng bằng những cách dưới đây:
Cách ghi âm cuộc gọi trên iPhone thông qua Voicemail
Để thực hiện được cách này người dùng chỉ cần mở ứng dụng điện thoại và thực hiện cuộc gọi như bình thường. Sau đó hãy chạm vào nút “Add Call” và nhập vào số điện thoại riêng của người dùng.
Có rất nhiều thủ thuật để người dùng thực hiện ghi âm cuộc gọi trên điện thoại iPhone. |
Khi Voicemail bắt đầu ghi âm người dùng hãy nhấp vào nút “Merge calls” để gộp chung file ghi âm thư thoại Voicemail cùng với cuộc gọi mà người dùng đang thực hiện. Khi cuộc gọi kết thúc, hãy chờ một chút và file ghi âm cuộc gọi sẽ xuất hiện trong mục “Voicemail” của phần iPhone Phone App.
Vây là người dùng đã thực hiện ghi âm thành công cuộc gọi trên iPhone. Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là thủ thuật không mấy rườm rà nhưng lại cho kết quả tối ưu nhất. Tuy nhiên để lưu lại và gửi đi file ghi âm này buộc người dùng phải kích hoạt tính năng Visual Voicemail trên iPhone.
Ghi âm cuộc gọi thông qua ứng dụng bên thứ ba
Thực tế có khá nhiều ứng dụng hỗ trợ người dùng ghi âm cuộc gọi trên điện thoại iPhone, tuy nhiên đơn giản và dễ sử dụng hơn cả vẫn là TapeACall và Call Record Free.
Ứng dụng TapeACall
Để thực hiện được thủ thuật này trước hết người dùng hãy tải ứng dụng tại: https://apps.apple.com/us/app/tapeacall-lite-record-phone/id573751328
TapeACall có 2 phiên bản Lite (miễn phí) và Pro (9,99 USD) để người dùng lựa chọn. Phiên bản Lite đi kèm với một số tính năng giới hạn nhưng nếu người dùng không yêu cầu quá nhiều thì đây cũng là ứng dụng phổ biến, đơn giản nên áp dụng bởi có thể nó có thể giúp ghi âm cuộc gọi đi và cuộc gọi đến không giới hạn, dễ dàng chia sẻ tập tin ghi âm với bạn bè thông qua Facebook, Twitter hoặc văn bản.
Ứng dụng Call Record Free
Người dùng hãy tải ứng dụng tại https://apps.apple.com/us/app/call-recorder-free-record/id637819447
Call Record Free là một ứng dụng miễn phí, cho phép người dùng ghi lại tất cả các cuộc gọi đi và đến trên iPhone. Khi có ai đó gọi đến, người dùng chỉ cần bấm vào biểu tượng ghi âm để bắt đầu. Tương tự như vậy, đối với cuộc gọi đi người dùng phải quay số cần gọi rồi mới bắt đầu ghi âm. Sau khi hoàn tất, người dùng có thể chia sẻ những nội dung này thông qua iMessage, email, Dropbox, Facebook và Twitter.
Ghi âm cuộc gọi thông qua NoNotes
Thủ thuật này yêu cầu người dùng phải đăng ký tài khoản NoNotes cung cấp cho họ địa chỉ email, số điện thoại và lựa chọn ghi lại các cuộc gọi trong hoặc ngoài nước ra sao. Khi một cuộc gọi được ghi lại, nó sẽ tự động được gửi đến email của người dùng. Với phương pháp này người dùng sẽ nhận được 20 phút ghi âm cuộc gọi miễn phí mỗi tháng.
Ghi âm cuộc gọi qua Google Voice
Khi dùng thủ thuật này hơi tốn thời gian và hạn chế hơn một số phương pháp ở bên trên, nhưng Google Voice cũng có thể để ghi âm cuộc gọi trên iPhone khá dễ dàng.
Ghi âm cuộc gọi qua TapeACall Pro
Một hạn chế khi sử dụng phương pháp này là người dùng cần phải trả phí. Sau khi trả phí thì có thể sử dụng TapeACall Pro để ghi âm cuộc gọi cho iPhone trong một năm, không có giới hạn. Ứng dụng trực quan có thể ghi lại nhiều cuộc gọi như mong muốn và không mất bất cứ chi phí nào. TapeACall Pro sử dụng hệ thống hợp nhất cho các cuộc gọi hiện tại và tùy chọn ghi âm nhanh cho các cuộc gọi.
Những công trình năng lượng xanh ấn tượng trên thế giới
Đường thu năng lượng từ bước chân
Con đường thu năng lượng từ bước chân theo nguyên lý điện áp. |
Tháng 9/2017, một con đường nhỏ ở khu vực trung tâm West End (London, Anh) đã được công ty Pavegen chuyển thành một đoạn đường thông minh với diện tích 10m2, có khả năng hấp thụ năng lượng từ những bước chân đầu tiên trên thế giới, với tên gọi Pavegen.
Điện năng con đường này thu được dùng để thắp sáng đèn đường và phát âm thanh như tiếng chim hót ngay trong khu vực. Thậm chí, với khả năng kết nối thông qua bluetooth, người đi bộ còn có thể tương tác với mặt đường, kiểm tra xem bước chân của mình đã tạo được bao nhiêu năng lượng sạch.
Ngoài ra, thành tích tạo năng lượng của người đi bộ còn được chuyển hóa thành thẻ tích điểm giảm giá khi mua hàng tại các siêu thị liên kết.
Nhà máy đầu tiên phát điện từ sóng biển
Limpet tận dụng nguồn năng lượng sóng biển dồi dào từ đại dương để tạo ra nguồn điện. |
Nhà máy điện sóng kết nối lưới đầu tiên trên thế giới mang tên Limpet, được Wavegen - công ty năng lượng sóng đầu tiên của Scotland xây dựng trên đảo Islay, phía tây Scotland vào năm 2000. Limpet tận dụng nguồn năng lượng sóng biển dồi dào từ đại dương để tạo ra nguồn điện sử dụng cho các cư dân đảo.
Máy phát điện bao gồm bộ thu năng lượng sóng biển và một bộ chuyển tải năng lượng sóng biển thành điện năng. Bộ thu được xây nghiêng vào mặt đá trên bờ biển với kích thước đủ lớn để hấp thụ nước biển đi vào và thoát ra khỏi buồng dẫn khí trung tâm, trong quá trình đó sẽ làm quay turbine và tạo ra điện.
Nhà máy điện địa nhiệt khổng lồ
Geysers sử dụng hơi nước nóng từ hơn 350 giếng khoan trong lòng đất. |
Từ máy phát điện địa nhiệt đầu tiên đã được Prince Piero Ginori Conti thí nghiệm vào năm 1904 tại một cánh đồng khô ở Larderello (Ý) đến nay, cùng với nguồn năng lượng từ gió, mặt trời, sóng biển…, địa nhiệt đã trở thành nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường đang được 50 nước trên thế giới sử dụng để sản xuất điện năng. Trong đó, ghi danh là tổ hợp phức tạp lớn nhất thế giới chính là Geysers, nằm trên dãy núi Mayacamas thuộc miền Bắc bang California, Mỹ.
Geysers là một tổ hợp công trình bao gồm 22 nhà máy điện địa nhiệt, sử dụng hơi nước nóng từ hơn 350 giếng khoan trong lòng đất, chạy các turbine phát điện với công suất đặt 1.517 MW, cung cấp điện cho 1,1 triệu người.
Nhà máy điện thủy triều quy mô lớn đầu tiên trên thế giới
Turbine khổng lồ của Nhà máy điện thủy triều MeyGen. |
MeyGen, nhà máy điện sử dụng năng lượng thủy triều quy mô lớn đầu tiên trên thế giới tại eo biển Pentland Firth, Scotland chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9/2016. Trong giai đoạn đầu của dự án, 4 tổ máy đặt dưới nước, mỗi tổ máy có công suất 1,5 MW.
Theo đó, turbine với chiều cao khoảng 15 m và cánh quạt đường kính 16 m, khối lượng 200 tấn bắt đầu được sử dụng tại các vùng biển ngoài khơi phía bắc Scotland, giữa Caithness và Orkney. Khi hoàn thiện, nhà máy có tổng cộng 269 turbine, đẩy công suất lên 398 MW, đủ để cấp điện cho 175.000 hộ gia đình.
Năng lượng thủy triều được khai thác bằng cách đặt các turbine dưới nước. Khi thủy triều lên nước được đẩy vào trong hoặc khi triều rút nước rút ra ngoài sẽ làm quay turbine và phát điện.
Minh Khôi (T/h)