ChatGPT của OpenAI bị điều tra ở Ba Lan
Văn phòng Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân (UODO) đang mở cuộc điều tra nhắm vào ChatGPT của OpenAI liên quan đến việc vi phạm nhiều quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Công cụ AI này trong thời gian qua đã vi phạm về việc xử lý dữ liệu theo cách bất hợp pháp, không đáng tin cậy và thiếu minh bạch.
ChatGPT được OpenAI tạo ra đã sử dụng công nghệ được gọi là mô hình ngôn ngữ lớn LLM, một loại mô hình AI tạo ra được đào tạo trên khối lượng dữ liệu ngôn ngữ tự nhiên để nó có thể phản hồi theo cách giống như con người. Nó được đào tạo để trả lời tất cả các câu hỏi khác nhau từ người dùng.
Gần đây nhất, đã nhiều đơn khiếu nại đã được trình lên các cơ quan chức năng ở Ba Lan cáo buộc ChatGPT đã vi phạm một loạt Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU (GDPR). ChatGPT đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch về người dùng nhưng đã không tiến hành chỉnh sửa sau một yêu cầu chính thức mà họ đưa ra.
Những người khiếu nại đã cho rằng những câu trả lời của ChatGPT vẫn chưa được xử lý và luôn nhận được câu trả lời "lảng tránh, gây hiểu lầm và mâu thuẫn nội bộ" cho các câu hỏi.
Cơ quan giám sát Ba Lan cho biết sẽ kiểm tra vụ việc và làm rõ bất kỳ nghi ngờ nào xung quanh cách tiếp cận có hệ thống của OpenAI đối với các quy tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân của châu Âu. Tuy nhiên, sẽ gặp một số khó khăn khi OpenAI nằm ngoài Liên Minh EU, chính vì vậy Ba Lan đã thực hiện việc đưa ra thông báo công khai để xác nhận việc mở cuộc điều tra nhắm vào ChatGPT.
Các cơ quan chức năng yêu cầu về cách thu thập và xử lý dữ liệu phải hợp pháp về thông tin người dùng. Trong khối EU, người dùng sẽ có quyền yêu cầu chính sửa dữ liệu không chính xác.
Đây không phải lần đầu tiên ChatGPT bị điều tra cũng như bị giám sát về hoạt động vi phạm xử lý dữ liệu. Tại Ý, ChatGPT lần đầu tiên bị áp đặt lệnh cấm tạm thờ, sau khi cơ quan bảo vệ dữ liệu cáo buộc công ty thu thập dữ liệu cá nhân "bất hợp pháp" và không có hệ thống xác minh độ tuổi cho trẻ vị thành niên.
Google âm thầm thử nghiệm siêu AI đối đầu GPT-4
Theo The Information, Google đã triển khai phiên bản đầu tiên của Gemini cho một nhóm nhỏ trải nghiệm. Một trong những người dùng thử nói chatbot có một số điểm mạnh hơn GPT-4 vì tận dụng lượng dữ liệu khổng lồ Google có được từ các sản phẩm của công ty, thay vì dữ liệu thuần thu thập từ Internet.
Dữ liệu từ dịch vụ như Google Translate, Google Maps, tìm kiếm, tin tức... cho phép AI có thể hiểu chính xác hơn ý định của người dùng. Nguồn tin cho biết Gemini đã giải quyết được một hạn chế lớn của AI tạo sinh khi ít đưa ra các câu trả lời sai. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của SemiAnalysis dự đoán Gemini có thể sẽ hoạt động tốt hơn GPT-4 do công ty đã có quyền tiếp cận các chip hàng đầu.
Còn theo Insider, nhóm nghiên cứu AI DeepMind và Google Brain đã được sát nhập để cùng phát triển Gemini. Mô hình AI đa phương thức này được Google tin sẽ là bước tiến lớn trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và là câu trả lời cho GPT-4 của OpenAI.
Trước đó, Demis Hassabis, Giám đốc điều hành DeepMind, tuyên bố thuật toán tiếp theo của họ sẽ làm lu mờ ChatGPT. Ngày 28/8, hai chuyên gia Dylan Patel và Daniel Nishball của công ty nghiên cứu SemiAnalysis đăng bài nhận định với tiêu đề "Google Gemini ăn cả thế giới - sẽ phá vỡ GPT-4 bằng sức mạnh gấp năm với ít GPU hơn". Bài viết lập luận rằng AI của Google sẵn sàng để "thổi bay" GPT-4 bằng sức mạnh tính toán lớn, trong khi đòi hỏi ít card đồ họa hơn.
Bài viết thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và làm nổ ra một cuộc tranh luận lớn. Ngay cả Sam Altman, CEO OpenAI, cũng lên tiếng bình luận. "Thật ngạc nhiên, Google đang nhờ mấy anh chàng này phân tích về khả năng của Gemini. Đó chỉ là một bài tiếp thị, thật nực cười", Altman nói hôm 29/8.
Tuy nhiên, The Information cho biết Gemini sẽ là bước tiến tiếp theo của AI. Mô hình này có thể xử lý nhiều loại dữ liệu, như hình ảnh và văn bản, cho phép thực hiện các tính năng như phân tích bằng biểu đồ trực quan. Trong bài đăng trên blog, Google cho biết sau khi quá trình thử nghiệm và tinh chỉnh hoàn tất, mô hình sẽ được giới thiệu dưới nhiều phiên bản khác nhau, tùy vào quy mô xử lý và hiệu suất tính toán.
XEM THÊM: Điểm tên 6 mẫu MacBook tốt nhất năm 2023: Giá bán từ 18,49 triệu đồng
Gemini lấy cảm hứng từ AlphaGo, được phát triển bởi Google DeepMind. Đây là trí tuệ nhân tạo đầu tiên đánh bại Lee Sedol, một trong những kỳ thủ cờ vây vĩ đại nhất thế giới, vào năm 2016. Demis Hassabis nói với Wired hồi tháng 6: "Ở cấp độ cao, bạn có thể hình dung Gemini là sự kết hợp một số điểm mạnh của hệ thống AlphaGo với khả năng ngôn ngữ tuyệt vời của các mô hình lớn".
Redmi Note 13 có giá từ 3.99 triệu đồng
Redmi Note 13 là phiên bản kế nhiệm của Redmi Note 12, sở hữu một số nâng cấp và tính năng đáng chú ý.
Redmi Note 13 được trang bị màn hình OLED có kích thước 6.6 inch, hỗ trợ độ phân giải Full-HD+, tần số quét 120Hz và có độ sáng 1000 nits. Màn hình này sử dụng thiết kế đục lỗ để chứa camera selfie, viền bezel các cạnh khá mỏng và cảm biến vân tay được tích hợp vào nút nguồn ở cạnh bên.
Redmi Note 13 sở hữu mô-đun máy ảnh hình vuông ở mặt sau, bao gồm cảm biến chính 108MP và máy ảnh 2MP làm nhiệm vụ đo độ sâu khi người dùng chụp ảnh chân dung. Mặt trước của điện thoại có máy ảnh 16MP để người dùng chụp ảnh selfie và video call.
Bên trong, Redmi Note 13 được cung cấp sức mạnh đến từ bộ xử lý Dimensity 6080 của MediaTek, đi kèm RAM tối đa 12GB và người dùng có tới 256GB bộ nhớ trong để lưu trữ dữ liệu. Smartphone này có pin 5,000 mAh với hỗ trợ sạc nhanh 33W và chạy trên hệ điều hành Android 13 khi xuất xưởng.
Redmi Note 13 có giá khởi điểm 1,199 CNY (khoảng 3.99 triệu đồng) cho tùy chọn 6GB + 128GB.
Các biến thể 8GB + 128GB và 8GB + 256GB có giá 1,299 CNY (khoảng 4.32 triệu đồng) và 1,499 CNY (khoảng 4.99 triệu đồng).
Biến thể 12GB + 256GB cao cấp nhất của điện thoại có giá 1,699 CNY (khoảng 5.65 triệu đồng).
Điện thoại có các màu Star Sand White, Midnight Dark và Time Blue.
Hoàng Yên (T/h)