Nguồn năng lượng vô tận từ rác thải phóng xạ, Facebook, Amazon, Google ngăn chặn thông tin sai lệch về Covid-19... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 17/2/2020.
Nguồn năng lượng vô tận từ rác thải phóng xạ
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Bristol (Vương quốc Anh) đang nghiên cứu một loại pin kim cương thế hệ mới có khả năng sử dụng lượng tử tỏa ra từ những vật nhiễm xạ, cố gắng chuyển hóa chất thải phóng xạ thành một loại pin năng lượng có tuổi thọ lên đến hàng nghìn năm. Cụ thể, nhóm các nhà khoa học đã thu thập rác thải phóng xạ từ Trạm Năng lượng Berkeley đặt tại Gloucestershire - một cơ sở hạt nhân đã ngừng hoạt động từ năm 1989, nhưng hiện nay các nhà khoa học mới dám tiếp cận nó bởi những lo ngại về an toàn khi nghiên cứu về phóng xạ hạt nhân.
Các nhà khoa học trên thế giới luôn tìm các biện pháp giúp kiểm soát chặt chẽ và xử lý được chất thải phóng xạ tốt hơn và hiệu quả hơn. |
Họ đã trích xuất đồng vị carbon-14 (với thời gian bán rã lên tới khoảng 5.730 năm) từ các khối graphite, sau đó kết hợp với lá kim cương mỏng để tạo ra pin kim cương thế hệ mới. Do thời gian bán rã của carbon-14 quá dài, nên các nhà khoa học cho rằng, loại pin này có thể cung cấp năng lượng cho chúng ta gần như vô tận, thậm chí có thể sử dụng cho những loại máy móc rất nhỏ như máy trợ thính, trợ tim hay cả những con tàu không gian đi tìm kiếm ngoài vũ trụ bao la. Ngoài ra, pin kim cương nằm trong một lớp kim cương mỏng không phát xạ, nên có khả năng hấp thụ được những bức xạ mà carbon-14 phát ra. Do đó, chúng ta hoàn toàn yên tâm có thể ứng dụng nó vào trong các thiết bị y tế.
Nhóm nghiên cứu chia sẻ thêm rằng, thời điểm hiện tại, pin kim cương đang được lắp thử nghiệm cho những thiết bị ở trong môi trường cực đoan cũng như cản trở việc thay pin, ví dụ như máy cảm biến mà các nhà khoa học môi trường trường hay đặt ở miệng núi lửa. “Sau này, một phiên bản mới hiện đại hơn của pin kim cương sẽ được cải tiến và có thể được sử dụng cho điện thoại di động. Tuy nhiên, loại pin này chỉ chủ yếu dùng cho các thiết bị cần ít năng lượng, hoạt động lâu dài và vận hành ở những nơi khó có thể tìm thấy nguồn năng lượng thay thế”, ông James Baker, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Google chi 2,6 tỷ USD thâu tóm startup chuyên phân tích dữ liệu Looker
Looker được thành lập vào năm 2011. Trước khi “về một nhà” với Google Cloud, Looker đã hoàn tất vòng gọi vốn Series E trị giá 103 triệu USD với mức định giá 1,6 tỷ USD vào tháng 12/2018.
Theo giám đốc điều hành của Looker – Frank Bien, Looker hiện có 1.600 khách hàng và vừa vượt qua mức doanh thu 100 triệu USD. Frank Bien cho biết doanh thu của Looker vẫn đang tăng 70% so với năm trước, vì vậy có rất dư địa điểm để phát triển.
Mới đây, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) đã điều tra các thương vụ thâu tóm startup của Google và nhiều ông lớn công nghệ khác vì nghi ngờ các ông ty này mua lại startup để triệt tiêu.
FTC yêu cầu Google cung cấp thông tin về các điều khoản và mục đích của giao dịch mua lại mà những hãng công nghệ trên thực hiện từ đầu năm 2010 đến 2019.
Tuy nhiên, Looker không cạnh tranh với các dịch vụ hiện có của Google mà với các sản phẩm từ các công ty như Oracle, SAP, Microsoft và IBM.
Ngoài ra, Google cũng đang phải đối diện với bộ ba án phạt chống độc quyền của EU, tổng mức phạt của khối áp lên công ty này là 8,25 tỷ euro (8,9 tỷ USD).
Google chỉ trích án phạt nói trên và đang cố gắng lật ngược tình thế.
Facebook, Amazon, Google...ngăn chặn thông tin sai lệch về Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tổ chức một cuộc họp kéo dài một ngày cùng với một số nhà lãnh đạo công nghệ lớn nhất, bao gồm Amazon và Google để thảo luận cùng nhau giải quyết sự bùng phát của dịch Covid-19 (nCoV).
Cuộc họp được tổ chức bởi WHO và được tổ chức tại khuôn viên Menlo Park của Facebook, một phát ngôn viên của Facebook đã xác nhận với CNBC.
Tại cuộc họp, WHO đã chia sẻ thông tin với nhóm tham dự về phản ứng của họ với virus Covid-19 và những thành viên tham dự đã trình bày chi tiết các ý tưởng của họ để giải quyết dịch bệnh. Mỗi công ty đã được đưa ra một vài phút để trình bày. Tất cả họ đều đồng ý không chia sẻ công khai những nỗ lực nội bộ của nhau vì nhiều người trong số họ là đối thủ cạnh tranh.
Hơn 69.000 người đã nhiễm virus Covid-19 và dịch bệnh vẫn đang tiếp tục phát triển. Ảnh: RT |
Cuộc họp bao gồm các đại diện từ Facebook, Amazon, Twilio, Dropbox, Alphabet của Google, Verizon, Salesforce, Twitter và YouTube. Các công ty tư nhân gồm có: Airbnb, Kinsa và Mapbox cũng tham dự. Apple, Lyft và Uber đã được mời nhưng không tham dự, theo thông tin từ người dân chia sẻ.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận là làm thế nào các công ty đang làm việc giảm bớt được sự lan truyền của những thông tin sai lệch trên các phương tiện truyền thông ngày nay.
Minh Khôi (T/h)