+Aa-
    Zalo

    Tin tức Biển Đông mới nhất: Giàn khoan hạ thấp hơn bình thường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam khi tiếp cận đã phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 hạ thấp hơn so với trước.

    Tàu cảnh sát biển 4032 của Việt Nam khi tiếp cận đã phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 hạ thấp hơn so với trước.

    Tình hình biển Đông ngày 11/6, Trung Quốc vẫn duy trì một số lượng tàu lớn, trong đó có tới 6 tàu quân sự xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đáng chú ý, qua quan sát đã phát hiện, giàn khoan hạ thấp hơn so với trước.

    Trong ngày, các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam đã có hai đợt cơ động tiếp cận giàn khoan trên các hướng Tây Nam, Nam và Đông Nam ở khoảng cách 9 đến 10 hải lý so với giàn khoan. Tốp tiếp cận gần nhất cách giàn khoan 8,5 hải lý, tổ chức đấu tranh, tạo áp lực, tuyên truyền, quay phim, chụp ảnh.

    Tin tức Biển Đông mới nhất: Giàn khoan hạ thấp hơn bình thường

    Giàn khoan Hải Dương 981 hạ thấp hơn so với trước. Ảnh chụp màn hình.

    Tàu cảnh sát biển 4032 khi tiếp cận đã phát hiện, giàn khoan đã hạ thấp hơn so với trước, đồng thời có một số tàu hàng áp sát vào giàn khoan. Lực lượng cảnh sát biển đang tổ chức quan sát và theo dõi chặt chẽ.

    Hôm nay, Trung Quốc vẫn sử dụng 112 tàu để bảo vệ giàn khoan, trong đó có 6 tàu chiến, bao gồm hai tàu hộ vệ tên lửa, hai tàu tên lửa tấn công nhanh và hai tàu quét mìn. Cùng với đó là nhiều tàu hải cảnh, hải giám và tàu ngư chính. Trên mỗi hướng tiếp cận của lực lượng tàu Việt Nam, Trung Quốc duy trì từ 7 đến 8 tàu tổ chức ngăn cản, sử dụng tốc độ cao để vây ép, hú còi, sẵn sàng đâm va, phun nước vào các tàu của Việt Nam ở khoảng cách từ 8 đến 10 hải lý so với giàn khoan.

    Tàu hải cảnh 32101 ngăn cản tàu cảnh sát biển 4032 lúc gần nhất là 100 m. Lực lượng tàu đánh cá Trung Quốc kết hợp với hai tàu hải cảnh luôn vây ép, chặn các nhóm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở Tây Nam giàn khoan khoảng 35 hải lý.

    Các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư quán triệt thực hiện nghiêm biện pháp đấu tranh hòa bình, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời, linh hoạt, cơ động bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trên thực địa; thường xuyên quan sát, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt khi hoạt động ban đêm, thời tiết xấu, không để tàu và người bị các tàu Trung Quốc dùng các thủ đoạn vây ép và bắt giữ. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-bien-dong-moi-nhat-gian-khoan-ha-thap-hon-binh-thuong-a36540.html
    Trung Quốc di chuyển giàn khoan nhằm mục đích gì?

    Trung Quốc di chuyển giàn khoan nhằm mục đích gì?

    (ĐSPL) - "Về mặt kỹ thuật, có thể Trung Quốc phải thăm dò nhiều điểm mới đánh giá được trữ lượng khai thác, trữ lượng thương mại", Đại tá Lê Văn Vỵ, nguyên Viện phó Viện 70, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng nhận định.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Trung Quốc di chuyển giàn khoan nhằm mục đích gì?

    Trung Quốc di chuyển giàn khoan nhằm mục đích gì?

    (ĐSPL) - "Về mặt kỹ thuật, có thể Trung Quốc phải thăm dò nhiều điểm mới đánh giá được trữ lượng khai thác, trữ lượng thương mại", Đại tá Lê Văn Vỵ, nguyên Viện phó Viện 70, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng nhận định.