+Aa-
    Zalo

    Tin tức an toàn thực phẩm ngày 17/10

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Tin tức an toàn thực phẩm ngày 17/10: Uống nhiều nước tăng lực có thể gây tử vong; Trẻ bị ảnh hưởng trí tuệ với cam chứa chì...

    (ĐSPL) – Tin tức an toàn thực phẩm ngày 17/10: Uống nhiều nước tăng lực có thể gây tử vong; Trẻ bị ảnh hưởng trí tuệ với cam chứa chì...

    Uống nhiều nước tăng lực có thể gây tử vong

    Infonet thông tin, mặc dù ở Việt Nam chưa có một báo cáo hay ghi nhận nào về những tác dụng phụ chết người do uống nước tăng lực nhưng trên thế giới, đã có người tử vong sau khi uống liên tục 4 lon Red Bull và các đồ uống có chứa caffeine. Nguyên nhân cái chết là do người này bị bệnh tim và tiêu thụ quá nhiều lượng caffeine.

    Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ nhỏ và vị thành niên không nên uống nước tăng lực, vì chúng chứa lượng caffeine gấp nhiều lần so với một tách café nhưng ở Việt Nam lại chưa có một khuyến cáo hay cảnh báo nào đối với trẻ nhỏ khi sử dụng những loại nước này.


    Trên thị trường có khá nhiều loại nước tăng lực khác nhau nhưng thành phần trong các loại nước tăng lực thường có những chất chủ yếu như caffeine, đường gluco, đường fructo, chất tạo ngọt, chất điều chỉnh độ a-xít, đường tinh luyện, màu thực phẩm, các vitamin nhóm B, inositol, taurine, chất bảo quản, hương liệu tổng hợp…

    Theo BS Trần Bá Thoại (Hội Nội tiết Việt Nam), caffeine làm tỉnh táo, chống buồn ngủ; taurine là một axit amin cho cảm giác sảng khoái, hưng phấn; các loại đường glucose cung cấp năng lượng; các vitamin nhóm B giúp tăng cường chuyển hóa chung, tuy nhiên, khi sử dụng cũng phải có liều lượng.

    Một số tác dụng không mong muốn khi uống nước tăng lực đã được ghi nhận như hồi hộp, nhịp tim nhanh, kích thích, buồn nôn, đau tức ngực, chóng mặt, mất thăng bằng, khó thở, đau đầu, khó ngủ…

    Ở một số người, uống cà phê có thể gây mệt mỏi hơn do tuyến thượng thận, nơi chế tiết hóc môn adrenalin, bị quá tải…

    Trẻ bị ảnh hưởng trí tuệ với cam chứa chì

    Thông tin trên báo Gia đình & Xã hội, mặc dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo rất nhiều lần, song không ít người vẫn dùng thuốc cam chứa chì để chữa tưa lưỡi, trị nhiệt miệng cho trẻ và cả cho người đã trưởng thành khiến lượng chì trong máu tăng cao, gây nguy hiểm tới tính mạng.

    ThS Nguyễn Trung Nguyên- Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo: Nếu trẻ em bị nhiễm độc chì mà không được thải độc sớm thì khả năng bị tổn thương não, teo não, ảnh hưởng trí tuệ rất cao. Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm độc chì có thể có những tổn thương cơ quan khác, gây thiếu máu, tim mạch, phát triển vận động, tiêu hóa… “Dù hàm lượng chì ít thôi, cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, giảm chỉ số thông minh của trẻ”, ThS Nguyễn Trung Nguyên nói.

    Khi bị ngộ độc chì, bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, xanh xao, thiếu máu. Do các triệu chứng của bệnh kín đáo, nên hay nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Bệnh nhân chủ quan, không khai với bác sĩ, nhân viên y tế về lịch sử sử dụng các loại thuốc nên không nghi ngờ và không tiến hành xét nghiệm nồng độ chì trong máu.


    Theo quy định, nồng độ chì trong máu trên 10mcg/dl là nhiễm độc chì. Trong khi đó, tại Trung tâm Chống độc, phát hiện có trường hợp nồng độ chì trong máu gấp đến cả trăm lần nồng độ lý tưởng. Một số mẫu thuốc cam được xét nghiệm cho thấy, hàm lượng chì trong thuốc cam lên tới hơn 50%.

    ThS Nguyễn Trung Nguyên cho hay: “Có rất nhiều ca bệnh bị bỏ qua vì người bệnh không hề nghĩ đến nguyên nhân mình bị ngộ độc chì. Những gì phát hiện được chỉ là “tảng băng nổi” mà thôi. Bởi một người bán thuốc cam ở địa phương bán cho không chỉ một bệnh nhân này mà còn rất nhiều người khác”. Thông thường, những loại khoáng vật thường được đưa vào trong thuốc cam, thuốc Nam như hồng đơn, hùng hoàng (chứa sunfu asen), hay chu sa (chứa thủy ngân)… Đây hầu như là những khoáng chất gây ngộ độc chì. Hiện thuốc cam có chứa các thành phần này được bán rất nhiều, thậm chí rất rẻ, không cần nhãn mác, cơ sở đăng ký.

    ThS Trung Nguyên khuyến cáo, người dân tuyệt đối không dùng thuốc cam để chữa bất kỳ bệnh gì. Khi có bệnh phải đi khám ở cơ sở y tế, dù là Đông y hay Tây y, cần phải là nơi có đăng ký khám, chữa bệnh rõ ràng.

    TƯỜNG VY(Tổng hợp)
    Nguồn: Người đưa tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-tuc-an-toan-thuc-pham-ngay-1710-a166297.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.