Tin thế giới mới nhất ngày 6/5: Quốc hội Mỹ muốn cắt lương hưu của Obama; Ứng viên tổng thống Pháp ôm đầu vì bị ném trứng,…
Quốc hội Mỹ muốn cắt lương hưu của Obama
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama có thể bị cắt lương hưu sau quyết định nhận 400.000 USD để phát biểu trước các lãnh đạo Phố Wall. Trong thời gian cầm quyền, ông Obama từng phủ quyết dự luật nhằm giới hạn lương hưu của cựu tổng thống nếu họ nhận một khoản tiền lớn từ bên ngoài, Telegraph đưa tin ngày 5/5, theo Vnexpress.
Ông Obama có thể bị cắt lương hưu nếu dự luật được thông qua. Ảnh: Fox News. |
Các hạ nghị sĩ Cộng hòa sẽ đề xuất lại dự luật này với hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua. Hạ nghị sĩ Jason Chaffetz, Chủ tịch Ủy ban Giám sát và Tái cơ cấu chính phủ Hạ viện Mỹ, cho biết dự luật dự kiến được đưa ra Hạ viện trong tháng 5.
Dự luật sẽ giới hạn lương hưu của cựu tổng thống ở mức 200.000 USD/năm, cùng mức tương tự cho các chi tiêu khác. Tuy nhiên, khoản tiền này sẽ bị cắt giảm nếu cựu tổng thống Mỹ có thu nhập bên ngoài vượt 400.000 USD. Khi được đề xuất vào năm 2016, ông Obama phủ quyết với lý do nó sẽ buộc các cựu tổng thống phải sa thải nhân viên, cũng như rời bỏ văn phòng của mình.
Số tiền chi cho nhân viên và văn phòng cựu tổng thống Mỹ hiện dao động từ mức 430.000 đến 1,1 triệu USD. Quốc hội Mỹ đã thông qua ngân sách 3,9 triệu USD cho các cựu tổng thống cho tới ngày 30/9 năm nay. Tổng thống Trump chưa bình luận về dự luật này, nhưng ông từng nói sẽ xem xét lương hưu của các quan chức.
Ứng viên tổng thống Pháp ôm đầu vì bị ném trứng
[mecloud]x0aH6FvoGB[/mecloud]
Kênh tin tức Pháp BTMTV công bố video ghi lại cảnh bà Marine Le Pen bị ném trứng khi đến công ty vận tải Guisnel, thị trấn Dol-de-Bretagne, miền tây Pháp, hôm 4/5.
"Bà không có việc gì để làm ở đây", những người biểu tình hét lớn.
Nhân viên an ninh nhanh chóng che chắn cho bà Le Pen rồi hộ tống ứng viên tổng thống Pháp này vào trong tòa nhà. Vụ việc diễn ra chỉ vài ngày trước vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp.
Ứng viên ôn hòa Emmanuel Macron, đối thủ của bà Le Pen, cũng từng bị người biểu tình ném trứng trúng đầu khi tham gia một triển lãm nông nghiệp ở thủ đô Paris.
Thêm một ứng cử viên chức Bộ trưởng Lục quân rút khỏi danh sách đề cử
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mark Green đã chính thức rút khỏi danh sách đề cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào chức vụ Bộ trưởng Lục quân, theo TTXVN.
Việc ông Mark Green rút khỏi danh sách đề cử trong bối cảnh ông ngày càng bị chỉ trích về những bình luận liên quan tới Hồi giáo và cộng đồng người Mỹ đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBTQ).
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mark Green. Ảnh: ClarksvilleNow |
Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Green cho rằng quyết định rút lui của ông xuất phát từ những "công kích lầm lạc" nhằm vào ông. Ông cho rằng cuộc đời phụng sự cho đất nước và đức tin của mình đã bị mô tả sai và bị một số thế lực tấn công vì mục đích chính trị.
Ông nêu rõ: "Trong khi những cuộc tấn công sai lầm này không có liên quan gì đến những yêu cầu của quân đội và các phẩm chất của tôi, tôi tin rằng điều quan trọng là Tổng thống có thể tiến lên phía trước với một tầm nhìn nhằm khôi phục lại vị thế quân đội Mỹ trên thế giới".
Lãnh đạo phe Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer đã hoan nghênh quyết định rút lui của ông Green, cho rằng đây là "tin tốt lành đối với mọi người dân Mỹ".
Lý do, theo Thượng nghị sĩ này, là ông Green không thích hợp với vị trí Bộ trưởng Lục quân khi ủng hộ một đạo luật tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phân biệt đối xử với cộng đồng LGBTQ, phản đối hôn nhân đồng tính và có những phát ngôn gây tranh cãi về những người Hồi giáo.
Quyết định rút lui được Thượng nghị sĩ Green đưa ra trong bối cảnh ông này phải đối mặt với sự chỉ trích từ các nhóm bảo vệ nhân quyền và nhiều nghị sĩ trong quốc hội về những phát ngôn gây tranh cãi liên quan tới cộng đồng LGBTQ.
Ông từng tuyên bố những người trong cộng đồng LGBTQ là "nguy hiểm" và sự xuất hiện của họ sẽ đe dọa tới nỗ lực của Lục quân Mỹ trong việc tạo ra một "môi trường cơ hội công bằng".
Ông Green là ứng cử viên thứ 2 rút khỏi vị trí đề cử của ông Trump cho chức Bộ trưởng Lục quân, sau khi tỷ phú Vincent Viola tuyên bố rút lui khỏi vị trí này hồi tháng 2 vừa qua với lý do không muốn ngừng công việc kinh doanh hiện tại.
Triều Tiên nói tập trận chung Mỹ - Hàn 'ghê tởm chưa từng có'
Lính Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung. Ảnh: Reuters. |
Trong một bài bình luận quân sự, hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA hôm nay cho biết Mỹ và Hàn Quốc đã công khai rằng tất cả các cuộc tập trận chung giữa hai nước nhằm "loại bỏ tầng lớp lãnh đạo" và "lật đổ hệ thống" của Triều Tiên.
Các cuộc tập trận "đã tháo tấm màn dối trá chỉ là hoạt động thường niên và mang tính phòng thủ".
"Tập trận chung Giải pháp Then chốt và Đại bàng Non 17 cho thấy chính quyền Donald Trump cũng sử dụng chính sách thù địch với Triều Tiên bằng cách dùng vũ lực, lệnh trừng phạt cứng rắn hơn và sức ép", theo KCNA.
Các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn gần đây là "ghê tởm và mạo hiểm chưa từng thấy" trong vài thập kỷ qua, hãng thông tấn mô tả.
Triều Tiên đưa ra bình luận trên trong bối cảnh Mỹ và Hàn Quốc vừa kết thúc các cuộc tập trận chung kéo dài hai tháng với sự tham gia của 300.000 binh sĩ. Mỹ đã điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson và một tàu ngầm hạt nhân tới gần bán đảo Triều Tiên nhằm phô trương sức mạnh, đề phòng Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần 6 hoặc phóng tên lửa đạn đạo.
Tàu khu trục Mỹ vào vùng biển tiếp giáp Nga
[mecloud]Oec6Zc1b5Z[/mecloud]
Hải quân Mỹ cho biết tàu khu trục USS Oscar Austin (DDG-79) ngày 5/5 vượt qua eo biển Bosphorus và đi vào Biển Đen. Nhiệm vụ của USS Oscar Austin là tăng cường hợp tác với các đồng minh trong khu vực, Sputnik dẫn thông cáo hải quân Mỹ cho biết.
Trong thời gian ở Biển Đen, USS Oscar Austin sẽ tham gia các chiến dịch hàng hải để hỗ trợ các nước Đông Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là một phần trong chiến dịch Atlantic Resolve. Hải quân Mỹ tuyên bố hoạt động này phù hợp với Công ước Montreux và luật pháp quốc tế.
Vị trí Biển Đen. Đồ họa: Wikimedia. |
Công ước Montreux quy định những nước không tiếp giáp Biển Đen chỉ được đưa tàu chiến có giãn nước dưới 15.000 tấn qua eo biển Bosphorus. Họ chỉ được triển khai tối đa 9 tàu chiến với tổng giãn nước dưới 30.000 tấn vào một thời điểm tại khu vực này và không được ở quá 21 ngày trên Biển Đen.
(Tổng hợp)