Thừa Thiên - Huế: Yêu cầu chủ các hồ đập thủy lợi, thủy điện điều tiết nước để đón lũ
Ngày 21/11, báo Pháp luật TP.HCM dẫn lời Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết thời gian tới do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với đới gió Đông trên cao nên từ ngày 24 đến ngày 27/11 trên đất liền có mưa to, mưa rất to.
Ban chỉ huy yêu cầu các chủ hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện có kế hoạch vận hành giảm lũ hợp lý, vừa đảm bảo an toàn hồ chứa vừa góp phần giảm lũ ở vùng hạ du và tích đủ nước cho năm 2024
Cụ thể, các chủ hồ đập thuỷ lợi, thuỷ điện xây dựng các phương án điều tiết vận hành cụ thể theo các kịch bản mưa bất thường, đề xuất cụ thể mực nước hồ vận hành đến 19h ngày 24/11. Và phương án vận hành theo kịch bản mưa lũ bất thường hoàn thành và gửi về Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh để làm cơ sở phối hợp vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hương và các khu vực trong thời gian tới.
Ngày 21/11, Ban Quản lý Đầu tư và xây dựng Thủy lợi 5 đã có thông báo về việc mở cửa van điều tiết nước hồ thủy lợi Tả Trạch từ 14 giờ chiều nay với tổng lưu lượng từ 680 m3/s-780m3/s.
Tại công điện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh còn yêu cầu, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Cảng vụ Hàng hải, Chi cục Thuỷ sản, Đài Thông tin duyên hải Huế thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển biết diễn biến gió mạnh trên biển để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã và TP Huế theo sát diễn biến thời tiết, rà soát kiên quyết sơ tán người dân ở những nơi nguy hiểm đến nơi an toàn; bố trí lực lượng canh gác, túc trực, hướng dẫn giao thông tại các vị trí ngập sâu.
Bình Dương: Lý do nào khiến hơn 1.000 công chức, viên chức nghỉ việc
Báo VietNamNet đưa tin, UBND tỉnh Bình Dương vừa báo cáo với Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ trong buổi làm việc về tình hình công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật công vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, toàn tỉnh có hơn 24.700 công chức, viên chức. Tuy nhiên, từ tháng 1/2022 đến tháng 9/2023 đã có 1.125 công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc, trong đó có 70 người đang giữ chức vụ lãnh đạo.
Đáng chú ý, trong số này có nhiều người giữ chức vụ quan trọng ở UBND tỉnh và HĐND tỉnh.
Cũng theo báo cáo, số lượng công chức, viên chức thôi việc, bỏ việc trong ngành giáo dục và ngành y tế chiếm chủ yếu.
UBND tỉnh Bình Dương cho hay, lý do cán bộ nghỉ việc, thôi việc chủ yếu do việc sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
Bên cạnh đó, do khối lượng công việc nhiều dẫn đến cán bộ, công chức phải làm việc ngoài giờ hành chính, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc và sức khỏe. Chính sách tiền lương chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản cho bản thân và gia đình nên công chức, viên chức không có động lực gắn bó với công việc.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác là do cán bộ có tâm lý sợ sai, sợ bị trách nhiệm trong quá trình giải quyết công việc.
Đại diện Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay số biên chế của tỉnh thấp nhất so với các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ, thậm chí ít hơn Bình Phước, Tây Ninh (khoảng 100 người so với Bình Phước và 80 người so với Tây Ninh), trong khi khối lượng công việc của Bình Dương gấp nhiều lần các địa phương khác.
Số lượng biên chế thấp trong khi khối lượng công việc nhiều đã gây áp lực cho các cán bộ trong quá trình làm việc.
Thừa Thiên Huế: Xe máy lao xuống biển, 3 thiếu niên thương vong
Nguyễn Linh(T/h)