+Aa-
    Zalo

    Tin nhắn ấm áp của bé 10 tuổi gửi bố đang chống dịch ở Vũ Hán: "Con muốn trở thành người giống như ba"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ chưa hiểu chuyện đến quay sang ủng hộ, cậu bé 10 tuổi Tử Huyên nhắn lại với ba rằng: "Bây giờ, con muốn được trở thành giống như ba".

    Từ chưa hiểu chuyện đến quay sang ủng hộ, cậu bé 10 tuổi Tử Huyên nhắn lại với ba rằng: "Bây giờ, con muốn được trở thành giống như ba".

    Để có thể tham gia công tác phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh, các y bác sĩ ở Vũ Hán phải gạt đi mọi việc riêng để tập trung cho công việc. Ảnh: JiLu

    "Ba ơi! Bây giờ con đã hiểu tác dụng của quần tã rồi. Con sẽ không bao giờ lấy quần tã của em trai để trêu chọc ba nữa", lời nói ngây thơ mà chân thành của bé Triệu Tử Huyên 10 tuổi, viết trong bức thư gửi cho ba của cậu.

    Ba của Triệu Tử Huyên là Triệu Ninh, một bác sĩ khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Thịnh Kinh trực thuộc Đại học Y Trung Quốc. Ngày 12/2, bác sĩ Triệu Ninh đã cùng với đội ngũ hộ trợ y tế tỉnh Liêu Ninh đến đảm nhận nhiễm vụ hỗ trợ công tác phòng chồng và ngăn chặn dịch Covid-19 tại bệnh viện Nhân dân Vũ Hán.

    Trước đó, như bao đứa trẻ khác, Triệu Tử Huyên rất mong ngóng kỳ nghỉ đông dài. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, bệnh viện nơi ba cậu bé công tác thiết lập một phòng khám nóng, vì vậy cậu bé rất ít khi được gặp ba mình. Đến khi biết tin ba mình đăng ký vào đoàn hỗ trợ y tế đến Vũ Hán, Tử Huyên rất buồn. Cậu bé đã chờ đợi một kỳ nghỉ dài để chơi đùa thường xuyên cùng ba.

    Sau khi ba xuất phát, Tử Huyên bắt đầu lo lắng. "Ba là người không biết uống rượu, nếu như uống say rồi không thể làm việc thì phải làm sao? Nghĩ đến cảnh ba đi đứng lảo đảo, bộ dạng xiêu xiêu vẹo vẹo thật làm con buồn cười, nhưng mẹ lại rơi nước mắt nói với ba: Bảo trọng!", Tử Huyên viết.

    Dần dần, cậu bé đã hiểu ra sự lựa chọn của ba mình: "Ba! Con biết là không thể gọi cho ba, bởi ba đang phải mặc bộ đồ bảo hộ, không thể nghe điện thoại, còn không thể ăn cơm, uống nước và đi vệ sinh. Để giữ gìn bộ đồ bảo hộ, ba kiên quyết không ăn trưa, đợi đi khi tan ca lúc 12h đêm mới uống được một ngụm nước, ăn được một miếng cơm".

    Trên đường về ký túc sau ca trực đêm, Triệu Ninh nhận được những lời nhắn đầy xúc động của con trai mình gửi vào Wechat. Anh không ăn uống, nghỉ ngơi gì mà vội vàng nhắn lại ngay cho cậu con trai 10 tuổi đang hết sức lo lắng cho mình.

    Để có thể an ủi cậu bé, Triệu Ninh nhắn: "Hiện tại virus corona đang hoành hành và đất nước đang đối diện với khó khăn. Bố cần phải dùng kiến thức y học và kinh nghiệm chữa bệnh phong phú của bản thân để chữa trị cho những người bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán, giúp họ có thể nhanh chóng bình phục, vì vậy mà ba đã quyết định đến đây. Mẹ con dù rất lo lắng cho ba những cũng rất ủng hộ. Đây đều tính trách nhiệm và tình đoàn kết".

    Kinh nghiệm chữa bệnh phong phú chính là niềm tin để Triệu Ninh lựa chọn ra tiền tuyến. Anh từng tham gia vào cuộc chiến chống lại đại dịch SARS, H1N1 hay dịch bệnh viêm gan C ở tỉnh Liêu Ninh năm 2013.

    Triệu Ninh khích lệ con trai: "Ba hi vọng có thể trở thành một nam tử hàn đầy trách nhiệm. Trách nhiệm đó không chỉ đối với gia đình, sự nghiệm mà còn đối với cả xã hội và quốc gia".

    Từ chưa hiểu chuyện đến quay sang ủng hộ, cậu bé Tử Huyên nhắn lại với ba rằng: "Con còn nhớ trước khi ba đi, ba từng nói với mẹ rằng: Tại sao không phải là anh? Anh có thâm niên, có kinh nghiệm phong phú, từng chiến đấu với SARS, H1N1, anh nghĩ rằng họ nên cử anh đến đó!... Bây giờ, con muốn được trở thành giống như ba!".

    Đoạn tin nhắn "nội bộ gia đình" cứ thế tiếp tục trong niềm hạnh phúc, cậu bé viết thêm: "Con thà xem tin tức còn hơn là xem hoạt hình". Người ba trả lời: "Ba sẽ mãi là nhân vật truyền hình của con".

    Hoa Vũ (Theo Tân Hoa Xã)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tin-nhan-am-ap-cua-be-10-tuoi-gui-bo-dang-chong-dich-o-vu-han-con-muon-tro-thanh-nguoi-giong-nhu-ba-a313253.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan