(ĐSPL)- Mưa lịch sử tại Đồng Nai trong những ngày vừa qua đã làm 400 hộ dân tại thành phố Biên Hòa bị thiệt hại do ngập nặng sau cơn mưa lịch sử.
[mecloud]jg1xk3Hw93[/mecloud]
Ghi nhận của báo Dân Trí, chiều 10/9, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn Đồng Nai (PCTT-TKCN) cho biết, theo báo cáo sơ bộ về thiệt hại sau cơn mưa lớn xảy ra vào mấy ngày qua có khoảng 500 hộ dân trên địa bàn Tp Biên Hòa (Đồng Nai) bị hư hỏng nhiều thiết bị, tài sản.
Mưa lớn đã làm các tuyến đường trên địa bàn thành phố ngập sâu từ 30cm đến 80cm. Đặc biệt, tuyến quốc lộ 51 (đoạn thuộc xã Phước Tân, TP Biên Hòa) có đoạn bị ngập đến gần 1m...
Mưa lớn khiến đường phố Biên Hòa thành sông. (Ảnh Vnexpress) |
Cụ thể, cơn mưa kéo dài từ 17h30 ngày 8/9 đến 23h45 ngày 9/9, lượng mưa đo được khoảng 165mm. Đây là lượng mưa lớn nhất trên địa bàn Tp Biên Hòa trong 5 năm qua.
Trận mưa lớn vào rạng sáng 10/9, khiến mực nước trên sông Buông, chảy qua địa bàn xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai dâng cao, cuốn sập cầu Bà Cải, ảnh hưởng đến đời sống của hơn 500 hộ dân và 2000 học sinh không có cầu đến trường.
Mưa lớn đã làm các tuyến đường trên địa bàn thành phố như Đồng Khởi, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Phúc Chu… ngập sâu từ 30cm đến 80cm. Đặc biệt, tuyến quốc lộ 51 (đoạn thuộc xã Phước Tân, TP Biên Hòa) có đoạn bị ngập đến gần 1m khiến các phương tiện lưu thông tuyến này vô cùng khó khăn.
Trận mưa lớn lịch sử khiến người dân lưu thông gặp khó khăn. (Ảnh Dân Trí) |
Nước mưa cũng khiến các khu dân cư thuộc phường Trảng Dài, Long Bình Tân, Tân Phong và xã Phước Tân (TP Biên Hòa) ngập sâu từ 0,3 m đến 1,5 m.
Theo thống kê sơ bộ từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, đợt ngập vừa qua làm 10ha diện tích trồng rau tại phường Tân Phong bị hư hỏng, gây thiệt hại gần 1,8 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Thành Lê Phương, chuyên viên phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa cho biết: “Trên địa bàn thành phố hiện có khoảng 23 điểm ngập. Nguyên nhân là các hệ thống thoát nước tại Biên Hòa không được kết nối đồng bộ, và đã cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng nên không thoát nước kịp”.
Cũng theo ông Phương, những năm trước, TP Biên Hòa ít khi xảy ra tình trạng ngập úng do đô thị hóa chưa cao. Hiện tại, các công trình nhà ở, xí nghiệp… mọc lên san sát nhau, những hồ nước, điểm trũng bị san lấp để lấy mặt bằng làm mất các đường thoát nước tự nhiên.
Mưa lũ khiến nhiều nhà dân phải chắn cửa ra vào để ngăn nước tràn vào nhà. (Ảnh Vnexpress) |
Nước mưa và nước sinh hoạt tại TP Biên Hòa chủ yếu thoát ra các suối Săn Máu, Bà Lúa, Cầu Quang… Những suối này đều bắt nguồn từ các huyện lân cận, chảy qua Biên Hòa rồi đổ về sông Đồng Nai.
Tuy nhiên, lòng suối đang bị thu hẹp dần bởi cây bụi và người dân lấn chiếm xây dựng công trình nhà ở nên dòng chảy bị ngăn cản.
Thông tin từ TTXVN, hiện tốc độ đô thị hóa Biên Hòa đang diễn ra nhanh, những hồ nước, điểm trũng bị san lấp để lấy mặt bằng đã làm mất các đường thoát nước tự nhiên.
Ngoài ra, nước mưa và nước sinh hoạt tại Biên Hòa chủ yếu thoát ra các suối như suối Săn Máu, suối Bà Lúa, suối Cầu Quang sau đó đổ ra sông Đồng Nai. Nhưng hiện lòng suối đang bị thu hẹp, dòng chảy bị ngăn cản do người dân lấn chiếm suối xây dựng công trình nhà ở.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Đồng Nai, trong những ngày tới, trên địa bàn Đồng Nai sẽ tiếp tục có mưa dông. (Ảnh Dân Trí) |
Để giải quyết dứt điểm tình trạng ngập ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã đưa ra dự án chống ngập cho thành phố, tuy nhiên, do kinh phí quá lớn nên đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Đồng Nai, trong những ngày tới, trên địa bàn Đồng Nai sẽ tiếp tục có mưa dông. Do đó, tình trạng ngập úng cục bộ tại một số tuyến đường sẽ tiếp tục diễn ra. Người dân cần chủ động các phương án đối phó. Tại những điểm ngập, người dân cần di dời đồ đạc lên cao và hạn chế đi ra ngoài khi có mưa dông lớn vì nguy cơ đường ngập gây ách tắc giao thông.
Đức An(Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]Im5khmKss2[/mecloud]