Nhóm các nhà khoa học từ Mỹ đã tìm ra một cách mới để chữa bệnh bạch cầu (ung thư máu), thay thế hóa trị liệu bức xạ.
Nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học từ Đại học Stanford và Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã phát hiện ra một phân tử gọi là "CD22" có khả năng giết các tế bào bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp, một bệnh ung thư phổ biến ở trẻ em.
Điều này được phát hiện ngay sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt một liệu pháp trị liệu tế bào gen "CAR T-cell".
CAR T-cell, là tế bào lympho T chứa thụ thể kháng nguyên dạng khảm, có trong máu bệnh nhân sau khi đã tách riêng các tế bào T. Phương pháp này hoạt động bằng cách dùng các tế bào miễn dịch của bệnh nhân để tiêu diệt các tế bào bạch cầu gọi là "CD19".
Một phân tử gọi là "CD22" có khả năng giết các tế bào bệnh bạch cầu. Ảnh minh họa |
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, Mackell (nhà nghiên cứu của trường Đại học Stanford) và Terry Fry (nhà nghiên cứu huyết học nhi khoa của NIH) đã phát hiện ra một phân tử gọi là "CD22" có thể có khả năng tương tự.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xem xét và điều trị 21 bệnh nhân bị bệnh bạch cầu tế bào B, những người từ 7-30 tuổi thử nghiệm phương pháp mới "CD22", 17 người trước đó đã điều trị bằng liệu pháp CD19, 15 trong số họ đã tái phát hoặc chữa trị không hiệu quả.
Kết quả cho thấy rằng, ở mức độ liều lượng thấp nhất, một trong sáu bệnh nhân đã thuyên giảm bệnh. Với liều tăng cao hơn, 11 trong số 15 bệnh nhân cũng có kết quả khả quan.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng việc tập trung vào cả "CD19 và CD22" có thể tạo ra một cách tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó tìm ra liệu pháp mới để chữa bệnh bạch cầu trong tương lai.
Ung thư tế bào máu là một dạng bệnh ung thư ác tính còn có cái tên khác là ung thư bạch cầu. Đó là căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ thường gặp chiếm đến 78,2 ở độ tuổi trên 15 và chiếm 21,7% ở độ tuổi dưới 15. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến rơi chủ yếu vào khoảng từ 35 – 69 tuổi.
Những dấu hiệu ung thư máu bạn cần biết:
Đau xương biểu hiện của ung thư máu. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư máu đều có triệu chứng đau xương. Đặc biệt, vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ sẽ đau nhức hơn cả.
Khò khè khó thở. Khò khè, ho kéo dài là hiện tượng rất thường gặp ở nhiều triệu chứng bệnh như cảm cúm kéo dài, ho hen, các chứng bệnh về phổi,…Tuy nhiên, nó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu mà hầu hết chúng ta đều nhầm lẫn và bỏ qua.
Xuất hiện đốm đỏ trên da. Nếu trên da bỗng xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, cần đề cao cảnh giác bởi rất có thể nó là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Sốt, nhức đầu. Hầu hết các bệnh ung thư đều có dấu hiệu sốt nhẹ và nhức đầu. Khi lượng bạch cầu tăng lên nhưng lại không có khả năng kháng lại những vi khuẩn có hại từ bên ngoài, làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi, thường xuyên nhạy cảm, dễ viêm nhiễm bởi môi trường xung quanh.
Chảy máu cam triệu chứng của bệnh ung thư máu. Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ gây viêm nhiêm và những hạch bạch huyết là hậu quả của sự viêm nhiễm đó. Ngoài ra, ở bệnh nhân ung thư máu có hiện tượng chảy máu cam nhưng ít người để tâm.
Dễ bị bầm tím. Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng và thường gặp nhất về ung thư máu. Nếu thấy cơ thể thường xuyên bị bầm tím khi bạn không có bất cứ những va chạm nào thì hãy coi chừng bệnh ung thư máu.
Giảm khả năng miễn dịch. Khi mắc ung thư máu, bệnh nhân có xu hướng giảm khả năng miễn dịch. Do vậy, họ dễ bị nhiễm trùng; mắc các chứng như viêm xoang, zona, viêm phổi, nhiễm trùng da, thận… liên tục trong thời gian dài
Đau bụng. Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, người mắc ung thư máu ở giai đoạn này sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi khó chịu.
Hoàng Giang (T/h)