+Aa-
    Zalo

    Tiêu cực thi cử: Cần tháo "ngòi nổ" dư luận bằng sự công khai

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tiêu cực trong thi cử bị phanh phui có làm hình ảnh giáo dục xấu đi không?

    Tiêu cực trong thi cử bị phanh phui có làm hình ảnh giáo dục xấu đi không? Câu trả lời là: Không; nếu như không phải là ngược lại. Càng nghiêm minh, càng công khai những tiêu cực, uy tín của ngành giáo dục cũng như cá nhân Bộ trưởng càng được nâng lên.

    28 thí sinh bị trường công an trả về là ai? Thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang là con cháu lãnh đạo nào? - đây là những cái tít dạng câu hỏi tràn ngập trên báo chí mấy ngày nay.

    Còn câu trả lời, là thực tế  có những thí sinh được nâng 9,25 điểm một môn. Có thí sinh được nâng điểm 3 môn với tổng số... 26,45 điểm. 

    Còn câu trả lời, là “tiết lộ” của một thầy giáo từng “theo sát với ngành giáo dục Hòa Bình”, rằng: Đã nghe thông tin các sinh viên đang học tại trường công an đã bị trả về. Thậm chí các thí sinh này được “bàn giao” tới tận từng gia đình. Tuy nhiên, các thông tin về những thí sinh này đều bị “giấu nhẹm”, không có bất cứ thông tin nào lọt ra ngoài. 

    Bảng điểm thi thật và giả, không thể nói khác hơn, đó chính là đổi trắng thay đen

    Và rằng: Gian lận của Hòa Bình được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, có tổ chức. Thế nhưng tất cả những thông tin, người trong ngành đều “mù tịt”, chỉ biết qua phương tiện thông tin đại chúng.

    Dư luận “không biết gì”, người trong ngành “mù tịt”, chỉ biết qua thông tin đại chúng, còn phương tiện thông tin đại chúng thì đang bất đắc dĩ giải tỏa dư luận bằng những bài báo ở dạng dấu hỏi chấm (?)

    Có thể nói, chưa từng có kỳ thi nào mà gian lận lại khủng khiếp như đợt này, con số gian lận lên tới 26,45 điểm/3 môn. Hay việc “sửa điểm thi” 6 giây cho mỗi bài có lẽ chỉ là những khía cạnh, chi tiết chứa đựng sự khủng khiếp đó mà thôi.

    Và vấn đề bây giờ đang đặt ngành giáo dục trước áp lực tháo ngòi nổ “quả bóng dư luận”.

    Sáng nay, TS TS Lê Viết Khuyến (nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học), một người cũ của ngành giáo dục, có cách nhìn nhận rất hay. “Trong "điểm nóng" thi cử, gian lận lộ ra ở một vài tỉnh càng thấy rõ giá trị của chính sách công khai. Ở các đời Bộ trưởng trước đây, người ta nghi ngờ có tiêu cực nhưng hoàn toàn không phát hiện. Năm vừa qua, khi thông tin điểm thi được công khai, dư luận lập tức phát hiện những "điểm đen", tiêu cực mới được lôi ra ánh sáng”- TS Khuyến phát biểu trên Tuổi trẻ.

    Và ông bày tỏ “Hy vọng Bộ trưởng không sợ tiêu cực trong thi cử bị phanh phui có thể làm hình ảnh giáo dục xấu đi mà thay đổi chính sách công khai trong thông tin, thi cử. Xử lý nghiêm minh những sai sót sẽ có tính răn đe hơn là cố tình "che đậy" sự thật”.

    Quá đúng, quá chính xác, quá chí lý. Tiêu cực trong thi cử bị phanh phui không bao giờ làm xấu đi hình ảnh giáo dục.

    Vì thế, câu hỏi họ là ai, con cháu ông bà nào của dư luận là một đòi hỏi chính đáng, cần trước tiên câu trả lời từ ngành giáo dục.

    Nguồn: Báo Lao Động

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tieu-cuc-thi-cu-can-thao-ngoi-no-du-luan-bang-su-cong-khai-a270570.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan