+Aa-
Zalo

Tiết lộ chuyện khó nói của những vua TQ chết vì hưởng lạc

  • DSPL

(ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vốn là những vị vua đừng đầu một đất nước nhưng những hoàng đế này đã băng hà một cách lãng xẹt chỉ vì quá ham hưởng lạc thú phòng the.

(ĐSPL) - Vốn là những vị vua đừng đầu một đất nước nhưng những hoàng đế này đã băng hà một cách lãng xẹt chỉ vì quá ham hưởng lạc thú phòng the.
Vua Đồng Trị chết vì nhiễm bệnh giang mai
Đồng Trị  (1856–1875), tức Thanh Mục Tông, tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần (Tải Thuần). Ông là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai duy nhất của Hoàng đế Hàm Phong với Lan Quý nhân Từ Hy.

Vua Đồng Trị. Ảnh minh họa.

Là vị vua “dưới trướng” của Từ Hy Thái Hậu, Đồng Trị không chỉ bị hạn chế về mặt quyền lực mà còn bị Từ Hy cấm đoán ngay cả việc chăn gối, mây mưa với các phi tần trong cung. Vì luôn phải sống trong tình trạng bị chèn ép, căng thẳng nên thường xuyên tìm đến lầu xanh để thỏa mãn dục vọng.
Do ăn chơi sa đọa Đồng Trị nhanh chóng phải trả một cái giá đắt. Mới 20 tuổi nhưng sức khỏe Đồng Trị đã rất suy nhược, phần dưới cơ thể liên tục bị sưng tấy. Tuy nhiên, Đồng Trị chẳng thèm quan tâm, tặc lưỡi rồi tiếp tục lao vào những bữa tiệc xác thịt cùng gái lầu xanh.
Kết quả là Đổng Trị đã bị nhiễm căn bệnh giang mai. Vào ngày 21/10 năm Đồng Trị thứ 13, tức năm 1874, khi tới vườn Tây Uyển, Đồng Trị bị gió lạnh. Mười ngày sau đó, bệnh tình Đồng Trị bỗng nhiên nặng thêm, toàn thân mềm nhũn, không còn sức lực, sốt cao, trên người xuất hiện rất nhiều các đốm màu đỏ. Do ngày đó căn bệnh tình dục này chưa có phương pháp chữa nên Đồng Trị đã băng hà khi chỉ mới 21 tuổi. Vì nhục nhã nên Từ Hy đã bố cáo thiên hạ Đồng Trị chết vì đậu mùa.
Vua Minh Thế Tông chết vì thuốc kích dục
Vua Minh Thế Tông tên thật là Chu Hậu Thông (1507 – 1567), là con trưởng của Hưng vương Chu Hữu Nguyên và là em họ của Minh Vũ Tông. Là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Chu Hậu Thông cai trị từ năm 1521 tới năm 1567 với niên hiệu Gia Tĩnh.

Vua Minh Thế Tông. Ảnh minh họa.

Minh Thế Tông nổi tiếng là vị vua hoang dâm vô độ trong lịch sử triều Minh. Ông luôn mơ ước có một cơ thể tráng kiện và tinh lực dồi dào để phục vụ nhu cầu xác thịt của mình. Do đó, ông bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết để đi tìm loại thuốc có thể duy trì khả năng giường chiếu của mình, ngay cả khi về già.
Cuối cùng, ông cũng tìm được một phương thuốc hiệu quả từ thầy lang Đào Trọng Văn, khiến Minh Thế Tông có thể thụ hưởng đời sống xác thịt truỵ lạc với vô số cung tần mỹ nữ. Song ỷ vào thuốc để truy hoan nên chỉ 9 năm sau, Minh Thế Tông đã nhanh chóng suy sụp và mất mạng.
Cái chết trên giường của vua Hán Thành
Vua Hán Thành (hay Hán Thành đế), tên thật là Lưu Ngao (51 TCN – 7 TCN), là vị Hoàng đế thứ 12 của nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Ông cai trị từ năm 33 TCN đến năm 7 TCN.

Vua Hán Thành. Ảnh minh họa.

Cho đến nay, nhiều người không quên nhắc đến sự may mắn của vua Hán Thành khi có trong tay hai mỹ nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa bấy giờ là Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức.
Hai mỹ nhân này đã khiến cho Hán Thành quay cuồng trong chốn “phòng the”, quên trị vì đất nước bởi nhu cầu của hai người đẹp rất cao. Thậm chí, để phục vụ được 2 người đẹp thể hiện bản lĩnh đàn ông, vị vua này phải dùng đến rất nhiều thuốc tráng dương nhằm cứu vớt tinh lực đã bị họ rút cạn.
Năm 45 tuổi, để có sức “lâm hạnh” Triệu mỹ nhân, nhà vua phải uống loại thuốc trợ dương có tên là thận tức cao. Lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó, nhà vua dùng đến 7 viên liền, kết quả là Hán Thành đế đã đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức.
MẠC NHIÊN(Tổng hợp)
Xem thêm video:
[mecloud]OxPcpd8TmU[/mecloud]
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/tiet-lo-chuyen-kho-noi-cua-nhung-vua-tq-chet-vi-huong-lac-a103681.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin cùng chuyên mục
Lợi đôi đường khi đặt tên cấp xã mới theo tên huyện cũ

Lợi đôi đường khi đặt tên cấp xã mới theo tên huyện cũ

Tin trong nước02:06 29/03/2025

Ủng hộ với đề xuất lấy tên cấp huyện cũ đặt cho cấp xã mới, song cùng với đó các ĐBQH cũng đề xuất tổ chức đơn vị hành chính cấp cơ sở thành các khu, ưu tiên dùng tên gọi gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại.

Nổi bật trong ngày
Hội Luật gia Nga gửi thư chúc mừng Hội Luật gia Việt Nam

Hội Luật gia Nga gửi thư chúc mừng Hội Luật gia Việt Nam

Hội Luật gia04:00 29/03/2025

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Luật gia Việt Nam, Hội Luật gia Nga đã gửi đến Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc và toàn thể Hội những lời chúc mừng nồng nhiệt và trân trọng nhất.

Lợi đôi đường khi đặt tên cấp xã mới theo tên huyện cũ

Lợi đôi đường khi đặt tên cấp xã mới theo tên huyện cũ

Tin trong nước02:06 29/03/2025

Ủng hộ với đề xuất lấy tên cấp huyện cũ đặt cho cấp xã mới, song cùng với đó các ĐBQH cũng đề xuất tổ chức đơn vị hành chính cấp cơ sở thành các khu, ưu tiên dùng tên gọi gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại.