Tin tức từ Dân Việt cho biết, trước đó, sáng mùng 4 Tết (tức ngày 22/2), ông Đạo bị đột quỵ tại nhà dì ruột ở TP.Tân An, tỉnh Long An. Ông được người thân đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Long An trong tình trạng hôn mê, nhiều lần ngừng tim. Cuối ngày 22/2, Bệnh viện Đa khoa Long An đồng ý để người nhà đưa ông Đạo về lo hậu sự.
Ông Nguyễn Văn Đạo (bên phải) tươi cười bên ân nhân cứu mạng Phạm Tấn Lộc. Ảnh Dân Việt. |
Trong thời gian chờ tẩm liệm, cả trăm người tụ tập tại nhà ông Đạo để phụ lo hậu sự. Hàng chục người thân quỳ xung quanh tụng kinh.
Tuy nhiên, trưa 23/2. ông Phạm Tấn Lộc (ngụ TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) đến dự đám tang, khi lại nhìn mặt ông Đạo lần cuối đã thử sờ lên ngực và thấy ấm nên yêu cầu đưa ông Lộc đi cấp cứu. Nhiều người trong gia đình không đồng ý vì sợ phải tội với người chết.
Sau một hồi được ông Lộc thuyết phục, mọi người đã đồng ý cho ông Đạo đi cấp cứu tại bệnh viện quân y 120.
Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông Đạo bị hôn mê do đột quỵ não, viêm phổi và cơ thể suy kiệt nặng do 2 ngày không được ăn uống, nên truyền nước, bù dịch, sinh tố, thực hiện các bước điều trị. Ngày hôm sau thì ông Đạo tỉnh và bình phục dần. Đến ngày 5/3, ông Đạo được cho xuất viện.
Trước đó, năm 2012 tại Bến Tre có anh Trần Hoàng Nam, 29 tuổi, ngụ tại ấp Phú Tường, xã Phú Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre làm nghề thợ hồ "chết đi sống lại" khiến nhiều người xôn xao.
Theo TTXVN cho biết, ngày 29/3 khi anh Nam đang sơn cửa cho một ngôi nhà ở tầng 3 trên đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM thì bị rơi từ tầng 3 xuống mái tôn của kho vật liệu xây dựng và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Nhân dân Gia định.
Anh Trần Hoàng Nam . Ảnh TTXVN. |
Đến 10h45 sáng 5/4, anh Nam bỗng dưng ngồi dậy trong sự kinh ngạc của gia đình và người thân, rồi bước xuống giường, đi đốt nhang trên tất cả các bàn thờ trong nhà.