+Aa-
    Zalo

    Tiêm kích F-16 "sát thủ" đã tới Ukraine, cục diện chiến sự Nga- Ukraine có đảo ngược?

    (ĐS&PL) - Các chuyên gia cho biết, tình trạng thiếu phi công được đào tạo bài bản và số lượng tiêm kích F-16 hạn chế sẽ tạo ra ít tác động trên chiến trường.

    Tiêm kích F-16 có làm Nga lo lắng?

    Máy bay chiến đấu F-16 dự kiến sẽ được triển khai tại Ukraine trong vài tuần nữa, Tuy nhiên, hiện tại, các quan chức Ukraine và phương Tây cảnh báo rằng loại máy bay từng được Kiev coi là nhân tố thay đổi cuộc chơi này khó có thể tạo ra tác động ngay lập tức trên chiến trường, nơi Nga đang dần tiến quân.

    Đơn giản là bởi có quá ít máy bay F-16 nhưng có quá nhiều hệ thống phòng không của Nga có thể bắn hạ chúng. Điều đó có nghĩa là những chiếc F-16 đầu tiên có thể sẽ được dùng phục vụ để tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine, bắn hạ các mục tiêu trên không như tên lửa, máy bay, phương tiện không người lái, thay vì tấn công lực lượng mặt đất của Nga và các tài sản quân sự khác ở tiền tuyến.

    Các quan chức cho biết, ít nhất là ban đầu, các máy bay này khó có thể bay quá gần khu vực giao tranh.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensk xem máy bay chiến đấu F-16 ở Eindhoven, Hà Lan. Ảnh: Washington Post

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensk xem máy bay chiến đấu F-16 ở Eindhoven, Hà Lan. Ảnh: Washington Post

    Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy đã cam kết cung cấp cho Ukraine 80 máy bay F-16, nhưng phần lớn trong số đó sẽ tới muộn. Mỹ, nước đã chấp thuận việc chuyển giao máy bay cho Ukraine của các đồng minh NATO vào mùa hè năm ngoái sau thời gian dài từ chối yêu cầu của Kiev, hiện vẫn chưa cung cấp hoặc cam kết viện trợ bất kỳ máy bay nào.

    Các quan chức từ chối tiết lộ chính xác số lượng máy bay mà Ukraine sẽ nhận được trong năm nay, nhưng sẽ không quá một phi đội - khoảng 20 máy bay - và chỉ có sáu phi công dự kiến hoàn thành khóa đào tạo vào mùa hè này, vì chương trình có số lượng hạn chế và đã bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ.

    Các quan chức Mỹ từ lâu đã nói rằng F-16 khó có thể mang lại cho Ukraine lợi thế quyết định vì hệ thống phòng không mạnh mẽ của Nga. Tuy nhiên, các quan chức Ukraine phản ứng bằng một “điệp khúc quen thuộc”: Với F-16, cũng như với các khí tài khác, phương Tây đã cung cấp quá ít, quá muộn.

    Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết Ukraine cần hơn 100 máy bay F-16 để chống lại lực lượng không quân khổng lồ của Nga và gọi số lượng máy bay phản lực mà Ukraine đang nhận được là "không đủ".

    Đại tá Oleksandr Syrsky, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, đã nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ The Guardian rằng F-16 sẽ bay cách tiền tuyến ít nhất 25 dặm (hơn 40km). Do đó, Ukraine khó có thể sử dụng máy bay chiến đấu để tấn công các địa điểm ở Nga.

    Quan chức quốc phòng Ukraine cho biết máy bay F-16 của Kiev sẽ mang theo Tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 - loại đạn trong nhóm đạn dược được bắn bởi hệ thống phòng không mặt đất NASAMS do các nước phương Tây cung cấp.

    Nhưng vị quan chức này cho biết Ukraine đã có quá ít tên lửa AIM-120 và sẽ phải chia chúng cho F-16 và NASAMS.

    Cận cảnh F-16. Ảnh: Washington Post

    Cận cảnh F-16. Ảnh: Washington Post

    Nga phô trương sức mạnh không quân

    Một số quan chức Mỹ cho rằng, việc bảo trì máy bay sẽ là thách thức lớn, cấp bách hơn cả việc đào tạo phi công. Hầu hết quá trình sửa chữa và bảo trì sẽ phải diễn ra bên trong Ukraine và cần có sự trợ giúp từ các nhà thầu nước ngoài.

    Việc bảo vệ các máy bay F-16 trên mặt đất cũng sẽ là một thách thức vì tất cả các sân bay của Ukraine đều nằm trong tầm bắn của tên lửa Nga. Moscow gần đây đã tấn công một số máy bay trên đường băng của Ukraine.

    Mặc dù F-16 có sự cải tiến so với các máy bay phản lực hiện có của Ukraine, nhưng nó vẫn là máy bay chiến đấu thế hệ cũ so với lực lượng không quân mới hơn, tinh vi hơn của Nga. Cục tình báo quân sự Ukraine từng báo cáo rằng Moscow có hơn 200 máy bay chiến đấu, lấn át hạm đội của Ukraine.

    Khi hệ thống phòng không của Ukraine suy yếu trong những tháng gần đây, đặc biệt là gần tiền tuyến, Nga đã phô trương sức mạnh không quân của mình trong các nhiệm vụ chiến đấu nguy hiểm hơn. Một trong những vũ khí hủy diệt nhất mà Nga sử dụng là bom lượn có điều khiển, gần như không thể bị lực lượng Ukraine bắn hạ sau khi phóng, các quan chức cho biết. Giải pháp duy nhất là nhắm vào máy bay hoặc căn cứ chỉ huy.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/tiem-kich-f-16-sat-thu-a-toi-ukraine-cuc-dien-chien-su-nga-ukraine-co-ao-nguoc-a450688.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan