+Aa-
    Zalo

    Thường vụ Quốc hội xem xét thành lập đơn vị hành chính mới ở Bắc Giang và Thanh Hóa

    (ĐS&PL) - Sáng nay (13/12), Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc thành lập thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

    Theo tin tức thời sự trên báo Giao thông, sáng 13/12, tại nhà Quốc hội, kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.

    Buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ trình bày tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Việt Yên và các phường thuộc thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra nội dung này. Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết liên quan việc thành lập các đơn vị hành chính trên.

    thuong vu quoc hoi xem xet thanh lap don vi hanh chinh moi o bac giang va thanh hoa 2
    Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: CTTĐT Quốc hội

    Theo dự kiến chương trình phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong các ngày 13, 14 và 18/12.

    Theo TTXVN, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (gồm các dự án: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)...).

    Về hoạt động giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 10 và tháng 11/2023.

    Về quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến hai nội dung: việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

    Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định về việc bổ sung kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương; xem xét, quyết định 6 nội dung, gồm: việc phân bổ dự toán ngân sách Trung ương năm 2023 kinh phí xử lý bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn; việc bổ sung kinh phí chi sự nghiệp khoa học, công nghệ và sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách Trung ương năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương; việc điều chỉnh vốn vay lại năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương; việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để cứu trợ, viện trợ từ ngày 1/6/2022 đến ngày 31/5/2023; mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2024; việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho các địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội từ năm 2023 trở về trước và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung theo quyết định số 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

    Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2023; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến (chỉ đạo, điều hòa) về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Quốc hội. 

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổng kết Kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội; xem xét, cho ý kiến, quyết định bằng văn bản đối với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2024.

    Theo tin tức thời sự trên báo Giao thông, sáng 13/12, tại nhà Quốc hội, kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc.

    Buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ trình bày tờ trình của Chính phủ về việc đề nghị xem xét, quyết định việc thành lập thị xã Việt Yên và các phường thuộc thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

    Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra nội dung này. Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét biểu quyết thông qua các dự thảo nghị quyết liên quan việc thành lập các đơn vị hành chính trên.

    Theo dự kiến chương trình phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra trong các ngày 13, 14 và 18/12.

    Theo TTXVN, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội; xem xét đề nghị bổ sung một số dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (gồm các dự án: Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Nhà giáo; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)...).

    Về hoạt động giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 10 và tháng 11/2023.

    Về quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến hai nội dung: việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương; việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

    Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định về việc bổ sung kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương; xem xét, quyết định 6 nội dung, gồm: việc phân bổ dự toán ngân sách Trung ương năm 2023 kinh phí xử lý bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn; việc bổ sung kinh phí chi sự nghiệp khoa học, công nghệ và sự nghiệp bảo vệ môi trường của ngân sách Trung ương năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương; việc điều chỉnh vốn vay lại năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương; việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để cứu trợ, viện trợ từ ngày 1/6/2022 đến ngày 31/5/2023; mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2024; việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho các địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội từ năm 2023 trở về trước và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung theo quyết định số 72-QĐ/TW của Bộ Chính trị.

    Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế năm 2023; xem xét, thông qua chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho ý kiến (chỉ đạo, điều hòa) về chương trình đối ngoại, hợp tác quốc tế của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Quốc hội. 

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm và miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xem xét, thông qua Chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổng kết Kỳ họp thứ 6 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội; xem xét, cho ý kiến, quyết định bằng văn bản đối với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân bổ kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2024.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuong-vu-quoc-hoi-xem-xet-thanh-lap-don-vi-hanh-chinh-moi-o-bac-giang-va-thanh-hoa-a603228.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngày 12/9, khai mạc Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    Ngày 12/9, khai mạc Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    Văn phòng Quốc hội cho biết, theo dự kiến, Phiên họp thứ 26 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra 3 đợt (đợt 1, từ ngày 12 - 14/9/2023; đợt 2, ngày 18/9, 20/9/2023 và đợt 3, ngày 29/9/2023) tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự, phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.