Thượng viện cáo buộc Nga đứng sau chiến dịch truyền thông xã hội toàn diện thay mặt ông Donald Trump trong cuộc bầu cử 2016 và tiếp tục ủng hộ sau khi ông nhậm chức.
Mỹ tiếp tục tố Nga có hành vi sử dụng mạng xã hội để thao túng chính trường Mỹ. Ảnh: Getty |
Báo cáo được biên soạn bởi Dự án Tuyên truyền Tính toán của Đại học Oxford và công ty phân tích phương tiện truyền thông xã hội có tên là Graphika. Họ đã xem xét hàng triệu bài đăng trên mọi nền tảng truyền thông xã hội phổ biến từ Facebook đến Pinterest được cung cấp cho ủy ban Tình báo Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Báo cáo thứ hai - được soạn thảo bởi New Knowledge - một công ty an ninh mạng chuyên chống lại "các cuộc tấn công làm mất phương tiện truyền thông xã hội". Họ nhận thấy rằng ngoài "hoạt động ảnh hưởng xã hội sâu rộng và bền vững", tin tặc Nga đã cố gắng tấn công các hệ thống bỏ phiếu trực tuyến và đánh cắp dữ liệu chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton từ đó dẫn đến “rò rỉ có kiểm soát thông qua WikiLeaks".
Theo báo cáo của Oxford, Cơ quan nghiên cứu Internet của Nga "đã phát động một cuộc tấn công mở rộng vào Mỹ bằng cách sử dụng tuyên truyền có tính toán. Theo đó, hơn 30 triệu người đã chia sẻ nội dung từ Cơ quan nghiên cứu Internet trên Facebook và Instagram từ năm 2015 - 2017.
Báo cáo cho biết những bài đăng đó đã sử dụng văn bản, video, meme và hình ảnh trong nỗ lực nhắm mục tiêu để thúc đẩy ủng hộ ông Trump vào những thời điểm quan trọng trong chiến dịch như các cuộc tranh luận, công ước và Ngày bầu cử. Ảnh hưởng truyền thông xã hội Nga lần đầu tiên tập trung vào Twitter hồi năm 2013, sau đó "nhanh chóng phát triển thành chiến lược đa nền tảng liên quan đến Facebook, Instagram và YouTube giữa các nền tảng khác".
Vào tháng 2/2018, công tố viên đặc biệt Robert Mueller - người đứng đầu cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử đã truy tố 13 công dân Nga và Cơ quan Nghiên cứu Internet.
PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo USA Today)