+Aa-
    Zalo

    Thương tâm trẻ nhỏ bị chó nhà nổi điên cắn nát mặt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chỉ trong vòng 1 tuần, khoa răng hàm mặt, bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM đã tiếp nhận tới 3 trường hợp trẻ nhỏ bị chó nhà tấn công, cắn rách nham nhở vùng mặt.

    (ĐSPL) - Chỉ trong vòng 1 tuần, khoa răng hàm mặt, bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM đã tiếp nhận tới 3 trường hợp trẻ nhỏ bị chó nhà tấn công, cắn rách nham nhở vùng mặt.

    Ngày 11/8, thông tin từ báo Dân trí, các trường hợp trẻ nhỏ bị chó cắn thương tâm đều xuất phát từ việc trẻ nhỏ chơi ở nhà thì bất ngờ bị con chó lao vào cắn xé.

    Khuôn mặt của bệnh nhi bị chó cắn nát, mất nhiều vùng cơ, da. Ảnh: Dân trí.

    Trường hợp nặng nhất là bé L.T.H (ở TPHCM) bị chó cắn mất một vùng da, cơ lớn trên má trái. Sự việc xảy ra khi bé H. đang chơi trong nhà thì món đồ chơi bị rơi gần vị trí chú chó nằm. Bé chạy tới nhặt đồ thì bất ngờ bị chú chó chồm lên quật xuống nền nhà cắn xé.

    Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, khoa Răng Hàm Mặt cho biết, những trường hợp bị chó cắn khiến rách da, cơ không chỉ khiến trẻ đau đớn về thể xác mà còn bị chấn động đến tâm lý. Không kể đến việc nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn từ răng chó, từ đó để lại sẹo, vết thương ngoài da khó lành.

    Tờ VTC News cũng cho hay, trước đó, Khoa Răng Hàm Mặt (RHM) bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã tiếp nhận 1 bé gái 8 tuổi, ngụ ở Tây Ninh chuyển đến trong tình trạng mặt bị nhiều vết thương do chó cắn.

    Kết quả khám cho thấy toàn bộ vùng mặt bên trái của bé có nhiều vết rách lớn nhỏ, có chỗ lòi cơ nham nhở. Đặc biệt, vành tai trái gần như đứt lìa, vết thương chảy nhiều máu khiến bệnh nhi đau đớn và hoảng sợ.

    Được biết, trước đó, khi chú chó nhà đang ăn thì bé đến gần bên, theo bản năng tự nhiên chó đã phản ứng lại bằng động tác lao vào cắn bé.

    Bệnh nhi nhanh chóng được trấn an, sát trùng và gây tê tại chỗ, cắt lọc vết thương, khâu tạo hình vành tai trái và vùng hàm mặt. Sau khoảng 1 tiếng 30 phút nỗ lực xử trí, các bác sỹ đã trả lại khuôn mặt bình thường cho bé.

    Lời khuyên của bác sĩ

    Chia sẻ với Dân trí, BS Hằng cho biết, thời điểm trẻ bị chó tấn công thường rơi vào ngày nghỉ sau giờ học ở trường về nhà, nhưng do người lớn bận việc không để ý khiến bé gặp nạn khi chơi một mình.

    Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo những gia đình có trẻ nhỏ không nên nuôi chó mèo vì ngoài nguy cơ bị chúng tấn công, trẻ cũng có thể bị nhiễm giun sán từ những loài súc vật này. Những gia đình có chó mèo cần phải chích ngừa bệnh dại cho chúng, xích, nhốt cẩn thận, không để trẻ lại gần khu vực nuôi nhốt.

    Lưu ý khi bị chó cắn, ngoài việc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được chích vắc xin phòng bệnh dại, vắc xin ngừa uốn ván, người nhà nên theo dõi con vật, nếu phát hiện chúng bị ốm, phát cơn dại hoặc chết cần báo ngay với bác sĩ đang chăm sóc, theo dõi nạn nhân bị cắn để có phương án điều trị phù hợp, tránh hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

    MẠC NHIÊN (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]dCrHNZbaWf[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuong-tam-tre-nho-bi-cho-nha-noi-dien-can-nat-mat-a105883.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.