Thượng tá Võ Đình Thường, Phó phòng cảnh sát giao thông Đồng Nai khẳng định, tin đồn trên mạng xã hội những ngày qua về việc ông bị đuổi khỏi ngành công an 14 năm trước là hoàn toàn sai sự thật.
Theo tin tức trên báo Tuổi trẻ, sau nhiều ngày im lặng, ngày 21/10 thượng tá Võ Đình Thường - Phó phòng cảnh sát giao thông Đồng Nai (người ký giấy mời tài xế qua trạm BOT Biên Hoà lên làm việc) đã có câu trả lời với báo chí.
Phó phòng cảnh sát giao thông Đồng Nai nhấn mạnh: “Lẽ ra tôi không muốn nói gì nữa nhưng một số trang mạng đề cập đến cá nhân tôi, làm ảnh hưởng đến uy tín và gia đình nên tôi phải lên tiếng".
Ông Thường cho biết, năm 2003, lúc đó Đội CSGT Dầu Giây bị báo chí phản ánh tiêu cực nên tôi và nhiều cán bộ chiến sĩ khác bị xử lý kỉ luật. Cá nhân ông Thường bị cách chức, không cho làm CSGT và đưa về làm lính ở phòng cảnh sát trật tự-hành chính (PC 64).
Thượng tá Võ Đình Thường và văn bản ký giấy mời tài xế trả tiền lẻ qua trạm BOT lên làm việc. Ảnh: VTC News |
Sau thời gian sửa chữa lỗi lầm, ông Võ Đình Thường được xoá án kỉ luật. Năm 2005, ban giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã bố trí ông làm đội trưởng đội cảnh sát 113 (PC 64) kéo dài đến năm 2010. Sau đó tổ chức điều động, bổ nhiệm tôi làm phó phòng cảnh sát môi trường. Đến giữa năm 2015, ban giám đốc luân chuyển tôi qua làm phó phòng cảnh sát giao thông đến nay.
Ông Thường chia sẻ, sinh ra và lớn lên ai không có sai lầm nhưng vấn đề biết nhìn vào sai làm ấy để sửa chữa, phấn đấu. Xã hội cũng không ít người mắc sai lầm, vướng vào vòng lao lí nhưng họ đã phấn đấu vươn lên, chuộc lại lỗi của họ.
Ông Thường cho rằng, bản thân ông đã nỗ lực nhưng người ta nhắc lại chuyện cũ làm tôi rất buồn, làm ảnh hưởng đến đời tư, gia đình. “Nếu như tôi sai phạm, bị kỉ luật rồi người ta hệ thống lại thì tôi chấp nhận tất cả nhưng đằng này tôi đã phấn đấu chuộc lại lỗi lầm suốt 14 năm qua, được tổ chức ghi nhận”, thượng tá Võ Đình Thường nói.
Thượng tá Võ Đình Thường cũng phủ nhận thông tin ông là con rể của lãnh đạo chủ đầu tư trạm thu phí nên nóng lòng giải quyết.
Phó phòng cảnh sát giao thông Đồng Nai khẳng định thông tin trên là bịa đặt. Lãnh đạo lớn nhất ở đó chỉ hơn ông Thường vài tuổi. Ông Thường thông tin thêm, con gái ông lấy một người cháu của lãnh đạo Công ty Cường Thuận (chủ đầu tư trạm thu phí). Nhưng "pháp bất vị thân" nên không có gì dính dáng đến gia đình cả.
Chuyện tài xế trả tiền lẻ, gây hỗn loạn ở trạm thu phí BOT khiến cả hệ thống chính trị của tỉnh Đồng Nai vào cuộc giải quyết. Việc thượng tá Thường ký thư mời đều theo chỉ đạo của cấp trên, hơn nữa tuyến giao thông quốc lộ 1 là do thượng tá phụ trách nên được phân công ký chứ không thể tự ý ký thư mời
Việc mời tài xế cũng trên tinh thần giải thích pháp luật, ổn định trật tự xã hội địa bàn chứ bản thân thượng tá chưa xử phạt hay nói nặng tài xế câu nào. Các thông tin bịa đặt trên mạng chỉa vào đời tư của thượng tá khiến bản thân ông Thường rất buồn.
Liên quan đến sự việc này, báo Infonet dẫn lời Thiếu tướng Lương Tam Quang – Chánh văn phòng – Bộ Công an cho biết: “Ngay sau khi nhận được thông tin, cơ quan Bộ Công an đã yêu cầu cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai, khẩn trương vào cuộc, xác mình làm rõ vụ đại úy CSGT Võ Đình Thường cách đây 13 năm cũng có một cán bộ CSGT tên là Võ Đình Thường - Trưởng trạm CSGT Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai đã bị kỷ luật cho ra khỏi lực lượng CSGT và Thượng tá Võ Đình Thường có phải là một hay không?”.
“Khi có thông tin, chúng tôi sẽ thông tin tới báo chí” - Thiếu tướng Lương Tam Quang nói.
Được biết, vào năm 2003, Đại úy Võ Đình Thường - Trưởng trạm CSGT Dầu Giây bị báo chí phanh phui về vụ việc nhận hối lộ, tổ chức ''làm luật'' với ô tô trên các tuyến đường do trạm Dầu Giây quản lý. Khi bị báo chí “hỏi thăm”, ông Thường cùng nhiều người khác đã bàn cách đối phó.
Giấy mời tài xế trả tiền lẻ qua trạm BOT Biên Hòa lên làm việc do Thượng tá Võ Đình Thường - Phó Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an tỉnh Đồng Nai ký. Sau quá trình điều tra, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai đã có quyết định cách chức Trạm trưởng Võ Đình Thường, cho ra khỏi lực lượng CSGT. Ngoài ra, 10 cán bộ, chiến sĩ dưới quyền ông Thường cũng bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo.
Văn bản của Công an tỉnh Đồng Nai kết luận: "Đại úy Thường đã thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra tình trạng cấp dưới vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát giao thông, có biểu hiện tiêu cực. Khi xảy ra sai phạm, ông Thường không chấn chỉnh mà còn có biểu hiện đối phó với cơ quan chức năng. Sai phạm của ông Thường làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành''.
Nhân Văn (T/h)